Dừng và tạm dừng hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp nào?

Chủ đề   RSS   
  • #560399 13/10/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Dừng và tạm dừng hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp nào?

    Ngưng nhận bảo hiểm thất nghiệp khi nào

    Người lao động ngưng nhận bảo hiểm thất nghiệp - Ảnh minh họa

    Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động đủ điều kiện tham gia bảo hiểm thất ngiệp (BHTN) nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được hưởng chính sách này, tuy nhiên việc hưởng bảo hiểm sẽ dừng trong trường hợp nào?

    Bảo hiểm thất nghiệp là chính sách của Nhà nước đối với người lao động tại Bộ luật Lao động 2012 (BLLĐ) và được quy định tại Chương 6 Luật Việc làm 2013 (LVL). Những quy định cần lưu ý về chính sách này bao gồm:

    + Đối tượng bắt buộc tham gia 

    + Điều kiện hưởng 

    + Mức hưởng, thời gian hưởng 

    + Tạm ngừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng 

    Xem chi tiết về thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại đây

    1. Trường hợp tạm ngưng hưởng Bảo hiểm thất nghiệp

    Trong thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động phải thực hiện việc thông báo tìm việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi mình hưởng chế độ. Việc hưởng trợ cấp sẽ bị tạm ngưng nếu người lao động không thực hiện nghĩa vụ này và chỉ được tiếp tục hưởng trở lại khi đã thực hiện. (Điều 52, 53 LVL)

    2. Trường hợp chấm dứt hưởng Bảo hiểm thất nghiệp (được hướng dẫn tại Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP và Khoản 9 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP)

    a) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp

    => Đóng bảo hiểm đủ 1 năm đến 3 năm thì hưởng 3 tháng, từ năm thứ 3 thì mỗi năm đóng đủ cộng thêm 1 tháng hưởng bảo hiểm

    b) Tìm được việc làm 

    =>  Gồm những trường hợp:

    (1) Đã giao kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên;

    (2) Có quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;

    (3) Có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với trường hợp người lao động là chủ hộ kinh doanh hoặc có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp người lao động là chủ doanh nghiệp;

    (4) Người lao động thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm.

    c) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an

    d) Hưởng lương hưu hằng tháng 

    đ) Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng

    => Lý do chính đáng bao gồm:

    (1)Việc làm phù hợp với ngành nghề, trình độ của người lao động đã được đào tạo;

    (2)Việc làm mà người lao động đó đã từng làm

    e) Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này trong 03 tháng liên tục

    g) Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng

    h) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên

    i) Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp

    k) Chết

    => Ngày xác định người lao động chết là ngày ghi trong giấy chứng tử.

    l) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc

    m) Bị tòa án tuyên bố mất tích

    n) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.

    Trên đây là tổng hợp những trường hợp tạm ngưng và ngưng hưởng Bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động.

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 14/10/2020 08:23:35 SA
     
    5751 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    admin (14/10/2020) ThanhLongLS (13/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận