Đứng tên sổ đỏ hộ người khác và vay tiền hộ trên sổ đỏ đó

Chủ đề   RSS   
  • #560650 19/10/2020

    hahoai206

    Female
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Đứng tên sổ đỏ hộ người khác và vay tiền hộ trên sổ đỏ đó

    Kính gửi Luật Sư!

    Cho em hỏi về vấn đề: Đứng tên hộ sổ đỏ và vay hộ tiền trên sổ đỏ đó.

    Em có chị người thân nhờ đứng tên mua hộ căn nhà trên sổ đỏ và đồng thời vay hộ số tiền mua nhà đó qua Ngân hàng. Như vậy liệu có ảnh hưởng gì đến em không nếu người đó không trả được nợ cho Ngân hàng hoặc có tranh chấp nào đó với căn nhà nói trên. Chị này không thể vay được Ngân hàng nữa do đang có nợ quá hạn nên nhờ em đứng tên nhà và vay hộ.

    Em hiện đang không muốn đứng tên hộ nhưng em không biết luật như nào để từ chối cho khéo ạ.

    Xin nhờ Luật sư tư vấn giúp em.

    Em cảm ơn nhiều.

     
    6167 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hahoai206 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #560658   19/10/2020

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Theo thông tin của bạn thì bạn là người đứng tên trên sổ đỏ thì trên hợp đồng vay nợ bạn cũng vẫn sẽ là người đứng tên. Vì thế về mặt pháp lý bạn là bên vay trong hợp đồng vay tài sản.

    Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản:

    “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”

    Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay:

    “1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

    Do đó về nguyên tắc, khi một người tự nguyện ký tên vào hợp đồng vay tiền giúp người khác và người đó có đủ năng lực hành vi dân sự, mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội thì giao dịch dân sự đó có hiệu lực. Vì vậy khi đến hạn, người đứng tên trên hợp đồng phải có nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi (nếu có).

    Trường hợp người đứng tên trên hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì bên cho vay có quyền nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự ra tòa án có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi của mình. Sau khi trả tiền cho chủ nợ thì bạn có quyền yêu cầu người bạn kia phải trả khoản vay đó cho bạn. Nếu người đó vẫn không trả lại cho bạn thì bạn cũng có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu trả nợ cho mình. Nếu có căn cứ chứng minh việc đứng tên ký vay tiền giúp người khác là do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép thì bạn có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/10/2020) hahoai206 (05/05/2021)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.