Xin được đưa ra tình huống tại nhà chung cư (chung cư hỗn hợp, đa năng) mà tôi đang sinh sống:
1. Sau khi đi vào sử dụng, Chủ đầu tư (CĐT) có năng lực quản lý vận hành (QLVH) nên chỉ định 1 công ty con của mình thực hiện việc QLVH nhà chung cư. Đơn vị này quản lý toàn bộ: khu căn hộ, khu văn phòng, trung tâm thương mại và 2 tầng hầm.
2. Sau khi BQT khóa đầu tiên được thành lập. Do tranh chấp, bất đồng về phạm vi quản lý, tranh chấp về sở hữu chung/riêng (chủ yếu là sở hữu chung/riêng nơi để xe) nên BQT không tiếp tục ký hợp đồng với đơn vị QLVH do CĐT chỉ định mà ký hợp đồng với một Đơn vị QLVH khác (đã thông qua Hội nghị nhà chung cư). Tuy nhiên khi bàn giao: vẫn là vì tranh chấp mà đơn vị mới được ký không thể tiếp quản để thực hiện nhiệm vụ. Cho đến nay, đơn vị QLVH tại tòa nhà vẫn là công ty con của CĐT.
Trong quá trình đấu tranh, BQT khóa đầu kêu gọi cư dân tạm thời không đóng phí dịch vụ cho công ty. Tính đến nay đã được 2 năm cư dân không đóng phí dịch vụ.
3. Hội nghị nhà chung cư (HNNCC) mới diễn ra để bầu BQT nhiệm kỳ mới, HNNCC cũng đã thống nhất: tạm đóng phí dịch vụ 2 năm qua cho đơn vị QLVH (là công ty con của CĐT) với mức giá thỏa thuận (mức giá được tạm cho là đã tính đến nguồn thu từ "nơi để xe").
4. BQT cả nhiệm kỳ cũ và mới đã nhận toàn bộ hồ sơ, bản vẽ hoàn công nhưng chưa có 1 biên bản bàn giao trên thực tế với CĐT.
Câu hỏi như sau ạ:
1. Một số quan điểm cho rằng: dù nghị quyết HNNCC là tạm đóng phí dịch vụ (2 năm đã trôi qua) cho Đơn vị cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, khi chưa có hợp đồng cung cấp dịch vụ nên khái niệm "Đơn vị cung cấp dịch vụ" ở đây là chưa có tính pháp lý. BQT ra thông báo cho cư dân đóng tiền cho 1 đơn vị đang "cung cấp dịch vụ trái phép (không có hợp đồng)" là không đúng qui định. ---- Việc này đúng hay sai?
2. Nếu sảy ra "tai nạn" đáng tiếc nào đó: cháy nổ, hỏa hoạn, mất trộm tài sản...thì trong trường hợp này Ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm trước pháp luật? BQT, Đơn vị QLVH, hay CĐT?
Trân trọng cảm ơn!