Đứng nhìn người khác đánh nhau: Cẩn thận bị truy cứu!

Chủ đề   RSS   
  • #564654 10/12/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Đứng nhìn người khác đánh nhau: Cẩn thận bị truy cứu!

    Thấy đánh nhau mà không can ngắn

    Thấy người khác đánh nhau mà không can ngăn - Ảnh minh họa

    Người khác đánh nhau tất nhiên không phải việc của mình nên chắc chắn sẽ không ai muốn dính líu. Tuy nhiên việc bỏ đi khi thấy người khác đánh nhau rất khác với việc đứng yên nhìn họ đánh nhau mà không làm gì cả. Bạn có trách nhiệm gì trong việc chứng kiến cảnh đánh nhau hay không? 

    Bài viết sẽ phân tích 2 hành vi quan trọng liên quan tới tình huống này.

    1. Thấy người khác đang đánh nhau mà không can ngăn

    Thực tế, pháp luật không có quy định về việc bắt buộc phải thực hiện việc can ngăn người khác khi vô tình thấy họ đánh nhau, bởi lẽ lúc này bạn chưa thể xác định nó có phải là tội phạm hay không.

    Tuy nhiên, đây là trường hợp vô tình nhìn thấy người khác đánh nhau, sẽ khác với việc bạn biết về việc hai người này có kế hoạch đánh nhau từ trước mà không can ngăn hoặc sau khi biết họ đánh nhau mà không báo cho cơ quan chức năng (sẽ phân tích sau).

    Tuy nhiên, nếu việc đánh nhau, gây thương tích dẫn tới việc một trong 2 bên ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, bạn phải có trách nhiệm theo quy định tại Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau:

    “1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

    Cơ quan chức năng sẽ xem xét trong lúc đó khả năng của bạn trong việc cứu giúp người nguy kịch là như thế nào, chẳng hạn sau khi một người lăn ra bất tỉnh, người kia bỏ đi, bạn đứng im nhìn người bất tỉnh lịm dần đến chết thì bạn sẽ bị truy cứu về tội này.

    2. Để yên cho người đánh nhau có rơi vào trường hợp không tố giác tội phạm không?

    Về khái niệm “không tố giác tội phạm”, Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định:

    “1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.”

    Có thể thấy, trường hợp bạn biết từ trước hoặc chứng kiến kế hoạch đánh nhau của hai người này đã đến mức được coi là tội phạm (chẳng hạn họ sẽ cố ý gây thương tích, có kế hoạch giết người cụ thể) mà không tố giác thì bạn có thể bị truy cứu về tội Che giấu tội phạm ở Điều 390, cụ thể:

    “1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

    Trong Điều 14 Bộ luật này có nhắc đến Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

    Trong Điều 389 Bộ luật này có nhắc đến Tội giết người.

    Theo đó, tùy thuộc vào những hành vi cụ thể của những người có hành vi phạm tội, nếu bạn biết tội phạm đang chuẩn bị xảy ra hoặc đã xảy ra rồi mà không tố giác cho cơ quan có thẩm quyền thì bạn vẫn bị xem là phạm tội.

    Như vậy, nếu bạn nhìn thấy người khác đánh nhau dẫn đến một người nguy kịch, bạn có nhưng có khả năng mà không giúp hoặc biết tội phạm chuẩn bị diễn ra, đang diễn ra mà không tố cáo thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 10/12/2020 10:36:43 SA
     
    5023 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #596953   09/01/2023

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Đứng nhìn người khác đánh nhau: Cẩn thận bị truy cứu!

    Căn cứ vào các quy định pháp luật, người chỉ đứng/ngồi xem đánh nhau mà không tham gia đánh nhau thì sẽ không bị xử lý. Tuy nhiên, trong trường hợp bị cơ quan công an bắt giữ, người xem đánh nhau phải chứng minh được việc mình chỉ xem mà không tham gia đánh nhau.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #596974   09/01/2023

    nguyenhuuvi98
    nguyenhuuvi98
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (240)
    Số điểm: 2725
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Đứng nhìn người khác đánh nhau: Cẩn thận bị truy cứu!

    Cảm ơn thông tin của tác giả. Thực trạng hiện nay, nhiều vụ tai nạn hay đánh nhau người dân ngại can thiệp vì sợ ảnh hưởng đến bản thân. Vì nguyên nhân này mà khiến nhiều người không được cứu chữa kịp thời dẫn đến tử vong. Do đó, chỉ khi có đầy đủ chứng cứ chứng minh một người chứng kiến người khác nguy kịch có khả năng giúp đỡ nhưng không thực hiện mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #597257   23/01/2023

    concobebee
    concobebee
    Top 500
    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:26/09/2022
    Tổng số bài viết (173)
    Số điểm: 980
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 28 lần


    Đứng nhìn người khác đánh nhau: Cẩn thận bị truy cứu!

    Cảm ơn bài viết khá hay và bổ ích của bạn. Thật sự bài viết trên đã đem lại nhiều thông tin mới cho tôi, vì trước đây khi bắt gặp những trường hợp đánh nhau ngoài đường, tôi thường đứng lại xem một lúc rồi mới đi. Hóa ra hành vi như vậy cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

     
    Báo quản trị |  
  • #598281   31/01/2023

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    Đứng nhìn người khác đánh nhau: Cẩn thận bị truy cứu!

    Đứng ở góc độ người ngoài thì họ cũng ngại nhiều thứ khi có ý định can thiệp trường hợp có đánh nhau. Từ ngại dính đến các vấn đề pháp luật cho đến ngại việc mình bị thương trong quá trình can ngăn. Nhìn chung, tùy vào mức độ của sự việc, chúng ta cần đánh giá nên hay không nên, có khả năng hay không có khả năng can thiệp thành công trước rồi mới quyết định hành động của mình.

     
    Báo quản trị |