Dạo gần đây, chỉ cần lướt qua vài trang mạng xã hội, theo dõi một vài bản tin thi những tít bài như: “Bác sĩ bệnh viện A gây chết người”, “Khởi tố bác sĩ B”…trở nên thật phổ biến và không mấy xa lạ. Dư luận lại được một phen bàn tán về cái sự “Đúng hay sai” của bác sĩ, cái tâm, cái chuyên môn, cái nghiệp của nghề bác sĩ. Nhưng đằng sau đó có một góc khuất bị ẩn đi đó là việc người nhà của bện nhân thường kéo tới bệnh viện để bày tỏ bức xúc, phẫn nộ của mình. Dầu biết trong hoàn cảnh đó mấy ai còn giữ được bình tĩnh nhưng có ai đã suy nghĩ là những hành động bộc phát như vậy là “Đúng hay sai” khi búa rừu dư luận đang còn bận chặt chém bác sĩ, bệnh viện.
Theo quy đinh tại điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trât tự, an toàn xã hôi
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi:
b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác
Ngoài ra tùy mức độ vi phạm mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 318 Bộ luật hình sự về gây rối trật tự công cộng1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Bất kỳ một người nào gây rối tại bệnh viện, nơi cán bộ y tế tập trung sức lực, thời gian và trí tuệ để cứu người, thì đây là một hành động vi phạm pháp luật bất kể động cơ là đúng hay sai. Sự gây rối của người nhà bệnh nhân khi có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào xảy ra đối với bệnh nhân sẽ làm cản trở công việc của các nhân viên y tế, do vậy đôi khi tước đi cơ hội sống của các bệnh nhân khác vốn đang rất mong
Sự khác biệt về nhận thức của người dân và nhân viên y tế đối với các biểu hiện bệnh lý chính là nguyên nhân dẫn đến những hiểu lầm và tình trạng “sốc” khi bệnh nhân đột ngột có biến chuyển xấu rồi qua đời. Và sau đó trách nhiệm được đổ cho là bác sĩ “tắc trách, ranh giới mong manh trong trường hợp này chính là giới hạn kỹ thuật nghề nghiệp một cách mơ hồ
Điều đáng nói không phải là ai đúng ai sai mà là ở cách xử lý tình huống của người nhà bênh nhân và bênh viện, khi một bên chưa biết đúng sai thì đã tới “ăn vạ” một bên thì cũng không cần biết đúng sai, sợ điều tiếng, cố gắng dàn xếp trong im lặng.
Tất cả những hành vi ấy đã vô hình chung tạo nên một cách xử lý khủng hoảng rất tôi tệ, che đậy cho những cái sai trong hoạt động y tế, cái sai trong việc gây rối trật tự, cái sai khi vi phạm những nguyên tắc tôn trọng cơ bản nơi cứu chữa bênh,