Dựng chuyện bi thương để kêu gọi từ thiện nhằm chiếm đoạt tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #591287 23/09/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2137)
    Số điểm: 74821
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1598 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Dựng chuyện bi thương để kêu gọi từ thiện nhằm chiếm đoạt tài sản

    Thời gian qua, câu chuyện từ thiện luôn là một chủ đề hot đối với dư luận xã hội. Trong những tấm gương đứng lên giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn thì trong số đó vẫn có một bộ phận người lợi dụng lòng tin, tình thương người của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Cụ thể là hành vi dựng chuyện kêu gọi từ thiện nhưng chiếm làm của riêng. Vậy hành vi này phải chịu mức phạt như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

    Hiện nay, việc làm từ thiện rầm rộ trên mạng xã hội, người người từ thiện, nhà nhà từ thiện. Bản chất của việc làm từ thiện mang một nét đẹp, nhân văn đáng được tuyên dương và học hỏi. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội tạo điều kiện cho những người có lòng tham làm chuyện xấu, trục lợi trong chính công việc tốt đẹp này.

    Những màn kịch được dựng lên như mẫu tin có một cậu bé mắc bệnh hiểm nghèo, kèm ảnh chụp bệnh nhân này tiều tụy, chỉ còn da bộc xương, đang truyền nước biển tại bệnh viện. Hình ảnh đáng thương của cậu bé được sự đồng cảm của rất nhiều người trên các diễn đàn.

    tu-thien-chiem-doat-tai-san

    Tuy nhiên, đây là sự việc không có thật, khi điều ra thì không có bệnh nhân nào có thông tin cá nhân trong như người đó đã đăng trên mạng. Mọi thông tin về bệnh nhân và người nhà đều mập mờ, duy chỉ số tài khoản của người lợi dụng đó thì rất rõ ràng trên các mẫu tin.

    Còn rất nhiều trường hợp như việc bà cụ đang mắc bệnh rất nặng cần phẫu thuật gấp nhưng không đủ tiền nên có người đứng ra quyên góp giùm và hứa sẽ giúp đỡ. Tuy nhiên, cũng như kết quả của trường hợp trên khi tra thông tin tại bệnh viện như người đăng tin đó nói thì không có một ca bệnh nào như vậy cả.

    Tất cả các hành vi trên đều là vi phạm phạm luật. Đây là hành vi lợi dụng các hoàn cảnh thương tâm để kêu gọi từ thiện, sau đó chiếm đoạt số tiền.

    Theo đó, tùy vào tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Xử lý vi phạm

    Xử phạt vi phạm hành chính

    Trường hợp kêu gọi quyên góp tiền của người khác với lý do làm từ thiện nhưng lại chiếm đoạt thì căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ sẽ bị phạt tiền từ 02-03 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác.

     Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu số tiền đã quyên góp được.

    Truy cứu trách nhiệm hình sự

    Theo đó, nghiêm trọng hơn, hành vi này có thể bị xử lý về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

    Theo đó, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng, hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp luật định tại khoản 1 Điều 174 BLHS 2015, thì tùy mức độ sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    Mức phạt cao nhất cho tội này có thể phạt tù lên đến 20 năm hoặc tù chung thân.

    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

     
    362 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (23/09/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #592217   06/10/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 50 lần


    Dựng chuyện bi thương để kêu gọi từ thiện nhằm chiếm đoạt tài sản

    Cảm ơn những chia sẻ hữu ích của tác giả. Hiện nay với mọi thông tin được chia sẻ thì mọi người phải luôn đề cao cảnh giác trước các thông tin có thể giả, có thể sai sự thật, lợi dụng lòng trắc ẩn của mọi người để tiến hành hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

     
    Báo quản trị |  
  • #594022   21/11/2022

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Dựng chuyện bi thương để kêu gọi từ thiện nhằm chiếm đoạt tài sản

    Trong bối cảnh hiện nay, việc luôn đề cao cảnh giác trước các thông tin có thể giả, có thể sai sự thật là rất cần thiết đối với mỗi tài khoản mạng xã hội. Hãy tỉnh táo khi đối diện với biển thông tin rộng lớn trên mạng Internet. Nếu cảm thấy có chút gì nghi ngờ, hãy chủ động báo với cơ quan chức năng, hoặc chí ít cũng tuyệt đối không chia sẻ, tương tác một cách “hồn nhiên”

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Special29 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/11/2022)
  • #594755   30/11/2022

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1955)
    Số điểm: 12993
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Dựng chuyện bi thương để kêu gọi từ thiện nhằm chiếm đoạt tài sản

    Thời gian vừa qua rộ lên rất nhiều trường hợp kêu gọi từ thiện không minh bạch cũng như thông tin từ thiện không chính xác. Xuất phát một phần là do nhà nước chúng ta chưa có đủ quy định pháp luật để quản lý chặt chẽ vấn đề này, kéo theo việc từ thiện phần nhiều là tự phát. Kèm với đó là sự phát triển của mạng xã hội nên nhiều người lợi dụng để trục lợi cho bản thân mình.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MewBumm vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/11/2022)