Dùng chứng minh thư giả để lừa người mua dâm là lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #552571 24/07/2020

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1905 lần


    Dùng chứng minh thư giả để lừa người mua dâm là lừa đảo chiếm đoạt tài sản

     

    PHẠM CHÂU GIANG (Tòa án Quân chủng Hải quân) - Sau khi nghiên cứu bài viết “Làm chứng minh thư giả cho gái bán dâm để lừa khách mua dâm phạm tội gì” cuả tác giả Đinh Thu Nhanh, tôi cho rằng hành vi của A đã đủ yếu tố cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

    Điều 174 BLHS quy định “1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…”

    Đặc điểm nổi bật của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là thủ đoạn gian dối của người phạm tội. Thủ đoạn chính là phương thức để đạt được mục đích, biểu hiện của thủ đoạn gian dối bao gồm nhiều hành vi khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể  và do người phạm tội lựa chọn sao cho chủ sở hữu tài sản tin mà giao tài sản cho người phạm tội. Để lừa được chủ sở hữu tài sản người phạm tội có nhiều cách khác nhau như: bằng lời nói dối, giả mạo giấy tờ, giả danh bộ đội, công an, nhà báo, người nổi tiếng… Gian dối là đặc trưng cơ bản của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nhưng không phải là dấu hiệu duy nhất của tội phạm, mà ngoài thủ đoạn gian dối, người phạm tội phải có hành vi chiếm đoạt tài sản thì mới đủ yếu tố cấu thành tội này. Hậu quả của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt.

    Trở lại với nội dung bài viết , bằng thủ đoạn đưa chứng minh nhân dân giả cho người mua dâm xem, A đã lừa dối họ để họ tin rằng các cô gái bán dâm là những người mẫu có tên tuổi trong làng giải trí và đồng ý trả giá cao hơn thực tế  gấp nhiều lần. Như vậy, hành vi sử dụng chứng minh nhân dân giả ở đây được A đưa ra là nhằm mục đích thu lợi bất chính lớn hơn từ việc môi giới bán dâm nếu so với môi giới gái bán dâm bình thường. Bằng thủ đoạn gian dối đó, A đã chiếm đoạt số tiền lớn của người mua dâm nên đã đủ yếu tố cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

    Mặc dù A có hành vi sử dụng chứng minh nhân dân giả để lừa dối khách mua dâm, hành vi này cũng đã thỏa mãn cấu thành tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức” theo Điều 341 BLHS. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên thì hành vi này chính là thủ đoạn để A chiếm đoạt số tiền lớn của khách mua dâm. Như vậy, hành vi sử dụng chứng minh nhân dân giả là cấu thành tội phạm của tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức” nhưng lại nằm trong nội hàm của cấu thành tội phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hành vi sử dụng chứng minh nhân dân giả bị thu hút vào để thực hiện tội phạm “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nên A không phạm tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” như quan điểm thứ hai mà tác giả bài viết đã nêu.

    Trên đây là quan điểm của cá nhân tôi, mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và độc giả.

    Theo Tạp chí tòa án

     

     
    2117 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #552644   25/07/2020

    Thủ đoạn gian dối được miêu tả trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể được coi là dùng công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm của người phạm tội. Tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội sử dụng công cụ, phương tiện khác nhau để lừa được người khác. Trường hợp làm giả giấy tờ rồi đem đi lừa đảo, đã cấu thành hai tội độc lập xâm phạm hai khách thể khác nhau, và phải truy cứu trách nhiệm hình sự hai tội.

     
    Báo quản trị |