dùng chất độc pha lẫn bột để bắt trộm chó theo quy đinh phạm tội thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #28457 26/10/2008

    doicho77

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    dùng chất độc pha lẫn bột để bắt trộm chó theo quy đinh phạm tội thế nào?

    người đàn ông dùng chất độc pha lẫn bột để bắt trộm chó theo quy đinh phạm tội thế nào?
     
    5072 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #28458   24/10/2008

    nguyenthaibinh
    nguyenthaibinh



    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 1650
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Tuỳ thuộc con chó đó có giá trị bao nhiêu tiền. Nếu là giống chó thường, giá trị dưới 500.000 đ thì hành vi tuy có dấu hiệu, nhưng chưa cấu thành tội "trộm cắp tài sản" theo quy định tại Điều 138 Bộ luật Hình sự 1999 và chỉ bị xử lý về hành chính. Nếu đó là giống chó quý, giá trị từ 500.000đ trở lên thì hành vi đó đã cấu thành tội "trộm cắp tài sản" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 138 BLHS. Thủ đoạn "dùng chất độc pha lẫn bột để bắt trộm chó" trong trường hợp cụ thể này không có ý nghĩa về mặt định tội. 
    Cụ thể hơn, mời bạn tham khảo Điều 138 BLHS 

    Điều 138. Tội trộm cắp tài sản

    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu thoát;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

     
    Báo quản trị |