“Đục nước béo cò” là gì? Lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ bị xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #612105 30/05/2024

    phucpham2205
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1081)
    Số điểm: 19052
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 367 lần
    SMod

    “Đục nước béo cò” là gì? Lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ bị xử lý thế nào?

    Câu thành ngữ “đục nước béo cò” có nghĩa là gì? Người “đục nước béo cò” lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ bị xử lý thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

    (1) “Đục nước béo cò” là gì?

    “Đục nước béo cò” là một câu thành ngữ bắt nguồn từ hiện tượng thường gặp ở vùng nông thôn. Cò là một loài vật đêm ngày lặn lội kiếm ốc, bắt tôm, cá trên đồng ruộng. Nhưng những loại thức ăn này không hẳn là dễ kiếm, may mắn thay, trong các vụ cày bừa, ruộng nước đục ngầu, lắm bùn làm cho cá tôm ở dưới nước không chịu được phải ngoi mình lên mặt nước. Thế là chẳng vất vả bao công, cò tha hồ kiếm ăn trên những con vật xấu số do hoàn cảnh “đục nước” mà phải ngoi mình làm mồi cho nó.

    Về phần nghĩa bóng của câu thành ngữ này, “Đục nước béo cò” được ông cha ta sử dụng để ám chỉ người lợi dụng lúc tình thế lộn xộn để kiếm chác, vơ vét lợi lộc về mình.

    Liên hệ từ câu thành ngữ nêu trên đến thực tại, cách đây không lâu, lợi dụng tình trạng bệnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, có không ít người đã thu gom các mặt hàng bình ổn giá với số lượng lớn nhằm tăng giá bán kiếm lợi. Vậy hành vi này có thể bị xử phạt như thế nào?

    (2) Mức xử phạt vi phạm hành chính cho hành vi “đục nước béo cò”?

    Căn cứ Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi đầu cơ hàng hóa như sau:

    - Phạt tiền từ 05 đến 10 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa có giá trị từ 50 đến dưới 100 triệu đồng nhằm bán lại thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể: 

    + Hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục nhà nước định giá theo quy định.

    + Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác. 

    - Trường hợp hàng hóa có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng: Phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng. 

    - Trường hợp hàng hóa có giá trị từ 200 đến dưới 500 triệu đồng: Phạt tiền từ 20 đến 50 triệu đồng. 

    - Trường hợp hàng hóa có giá trị từ 500 đến dưới 01 tỷ đồng: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

    - Trường hợp hàng hóa có giá trị từ 01 tỷ đồng trở lên: Phạt tiền từ 80 đến 100 triệu đồng. 

    Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật và tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm.

    Như vậy, người có hành vi “đục nước béo cò” mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể sẽ bị phạt vi phạm hành chính theo quy định như đã nêu trên.

    (3) Hành vi “đục nước béo cò” có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

    Căn cứ Điều 196 Bộ Luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017 có quy định về mức xử phạt cho người lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30 đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, cụ thể: 

    - Hàng hóa trị giá từ 500 đến dưới 1,5 tỷ đồng.

    - Thu lợi bất chính từ 100 đến dưới 500 triệu đồng.

    Mức xử phạt đối với pháp nhân phạt tiền từ 300 đến 01 tỷ đồng. 

    Trường hợp nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300 đến 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, cụ thể: 

    - Có tổ chức.

    - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

    - Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.

    - Hàng hóa trị giá từ 1,5 tỷ đồng đến dưới 03 tỷ đồng.

    - Thu lợi bất chính từ 500 đến dưới 01 tỷ đồng.

    - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 

    Mức xử phạt đối với pháp nhân thương mại trong trường hợp này sẽ là phạt tiền từ 01 đến 04 tỷ đồng.

    Đối với hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1,5 đến 05 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, cụ thể: 

    - Hàng hóa trị giá 03 tỷ đồng trở lên.

    - Thu lợi bất chính 01 tỷ đồng trở lên.

    - Tái phạm nguy hiểm. 

    Pháp nhân thương mại phạm tội trong trường hợp này thì bị phạt tiền từ 04 đến 09 tỷ đồng.

    Đồng thời, người phạm tội “đục nước béo cò” còn có thể bị phạt tiền từ 20 đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 

    Như vậy, trường hợp cá nhân hoặc pháp nhân thương mại có hành vi “đục nước béo cò” thì sẽ căn cứ dựa trên số lượng hoặc thu lợi bất chính bao nhiêu để đưa ra mức xử phạt.

     
    161 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận