Dự thảo: Thông tư hướng dẫn Nghị định 123/2020/NĐ-CP về nội dung của hóa đơn

Chủ đề   RSS   
  • #570226 12/04/2021

    vankhanhnhu
    Top 200
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2020
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 8732
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 536 lần


    Dự thảo: Thông tư hướng dẫn Nghị định 123/2020/NĐ-CP về nội dung của hóa đơn

    Nội dung của Hóa đơn - Minh họa

    Bộ Tài chính đang soạn thảo Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ. Nổi bật trong dự thảo này là quy định chi tiết về Nội dung của hóa đơn.

    Tại Nghị định 123, cụ thể là Điểm b, Khoản 1, Điều 10, Chính phủ quy định "Ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính"

    Nay, tại Điều 4 Dự thảo Thông tư hướng dẫn nội dung này như sau:

    (1) Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4, 5, 6 để phản ánh loại hóa đơn điện tử như sau:

    - Số 1: Phản ánh loại Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng.

    - Số 2: Phản ánh loại Hóa đơn điện tử bán hàng.

    - Số 3: Phản ánh loại Hóa đơn điện tử bán tài sản công.

    - Số 4: Phản ánh loại Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia.

    - Số 5: Phản ánh các loại hóa đơn điện tử khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

    - Số 6: Phản ánh các chứng từ điện tử được sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử.

    *Đối với tem, vé, thẻ Ký hiệu mẫu số đối với tem, vé, thẻ được quy định như sau:

    - 03 ký tự đầu để phân biệt tem, vé, thẻ thuộc loại hóa đơn giá trị gia tăng hay hóa đơn bán hàng như sau:

    + Ký hiệu 01/: đối với tem, vé, thẻ thuộc loại hóa đơn GTGT;

    + Ký hiệu 02/: đối với tem, vé, thẻ thuộc loại hóa đơn bán hàng.

    Các thông tin còn lại do tổ chức tự quy định nhưng không vượt quá 11 ký tự.

    (2) Ký hiệu hóa đơn điện tử Ký hiệu hóa đơn điện tử là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số thể hiện ký hiệu hóa đơn điện tử để phản ánh các thông tin về loại hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không mã, năm lập hóa đơn, loại hóa đơn điện tử được sử dụng. Sáu (06) ký tự này được quy định như sau:

    - Ký tự đầu tiên là một (01) chữ cái được quy định là C hoặc K để thể hiện hóa đơn điện tử loại có mã của cơ quan thuế hoặc loại không có mã của cơ quan thuế trong đó: C thể hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, K thể hiện hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.

    - Hai ký tự tiếp theo là 2 chữ số Ả rập thể hiện năm lập hóa đơn điện tử được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch. Ví dụ: Năm lập hóa đơn điện tử là năm 2022 thì thể hiện là số 22; năm lập hóa đơn điện tử là năm 2023 thì thể hiện là số 23.

    - Một ký tự tiếp theo là một (01) chữ cái được quy định là T, D, L, M, N, B thể hiện loại hóa đơn điện tử được sử dụng, cụ thể:

    + Chữ T: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử do các doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng với cơ quan thuế. ̣

    + Chữ D: Áp dụng đối với hóa đơn bán tài sản công và hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia hoặc hóa đơn điện tử đặc thù không nhất thiết phải có một số tiêu thức do các doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng.

    + Chữ L: Áp dụng đối với hóa đơn điên tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh.

    + Chữ M: Áp dụng đối với hóa đơn điên t ̣ ử được khởi tạo từ máy tính tiền. 

    + Chữ N: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.

    + Chữ B: Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.

    - Hai ký tự cuối là chữ viết do người bán tự xác định căn cứ theo nhu cầu quản lý, trường hợp không có nhu cầu quản lý thì để là YY. Người bán được sử dụng nhiều mẫu hóa đơn điện tử trong cùng một loại hóa đơn và sử dụng hai ký tự cuối nêu trên để phân biệt các mẫu hóa đơn khác nhau trong cùng một loại hóa đơn.

    - Tại bản thể hiện, ký hiệu hóa đơn điện tử và ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử được thể hiện ở phía trên bên phải của hóa đơn (hoặc ở vị trí dễ nhận biết).

    - Ví dụ thể hiện các ký tự của ký hiệu mẫu hóa đơn điện tử và ký hiệu hóa đơn điện tử:

    + “1C22TAA” – là hóa đơn giá trị gia tăng có mã của cơ quan thuế được lập năm 2022 và là hóa đơn điện tử do doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng với cơ quan thuế.

    + “2C22TBB” – là hóa đơn bán hàng có mã của cơ quan thuế được lập năm 2022 và là hóa đơn điện tử do doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh ký sử dụng với cơ quan thuế.

     + “1C23LBB” – là hóa đơn giá trị gia tăng có mã của cơ quan thuế được lập năm 2023 và là hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh.

    + “1K23TYY” – là hóa đơn giá trị gia tăng loại không có mã của cơ quan thuế được lập năm 2023 và là hóa đơn điện tử do doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng với cơ quan thuế.

    + “1K22DAA” – là hóa đơn giá trị gia tăng loại không có mã của cơ quan thuế được lập năm 2022 và là hóa đơn điện tử đặc thù không nhất thiết phải có một số tiêu thức bắt buộc do các doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng.

    + “6K22NAB” – là phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử loại không có mã của cơ quan thuế được lập năm 2022 và là chứng từ điện tử có nội dung của hóa đơn điện tử do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan thuế.

    + “6K22BAB” – là phiếu xuất kho hàng gửi bán điện tử loại không có mã của cơ quan thuế được lập năm 2022 và là chứng từ điện tử có nội dung của hóa đơn điện tử do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan thuế.

    (3) Ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.

    a) Ký hiệu mẫu số hóa đơn do cơ quan thuế đặt in Ký hiệu mẫu số hoá đơn do cơ quan thuế đặt in là một nhóm gồm 11 ký tự thể hiện các thông tin về: tên loại hoá đơn, số liên, số thứ tự mẫu trong một loại hoá đơn (một loại hoá đơn có thể có nhiều mẫu), cụ thể như sau:

     - Sáu (06) ký tự đầu tiên thể hiện tên loại hóa đơn:

    + 01GTKT: Hóa đơn giá trị gia tăng.

    + 02GTTT: Hóa đơn bán hàng.

    + 07KPTQ: Hóa đơn bán hàng dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan.

    + 03XKNB: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.

    + 04HGDL: Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.  

    - Một (01) ký tự tiếp theo là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 thể hiện số liên hóa đơn.

    - Một (01) ký tự tiếp theo là “/” để phân cách.

    - Ba (03) ký tự tiếp theo là số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn, bắt đầu bằng 001 và tối đa đến 999.

    b) Ký hiệu hóa đơn do cơ quan thuế đặt in là một nhóm gồm 07 ký tự thể hiện thông tin về: cơ quan thuế đặt in hóa đơn; năm đặt in hóa đơn; ký hiệu hóa đơn do người bán tự xác định căn cứ theo nhu cầu quản lý, cụ thể như sau:

    - Hai (02) ký tự đầu tiên thể hiện mã của cơ quan thuế đặt in hóa đơn và được xác định theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

    - Hai (02) ký tự tiếp theo là hai chữ cái trong 20 chữ cái in hoa của bảng chữ cái Việt Nam gồm: A, B, C, D, E, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y thể hiện ký hiệu hóa đơn do người bán tự xác định căn cứ theo nhu cầu quản lý .

    - Một (01) ký tự tiếp theo là “/” để phân cách.

    - Hai ký tự tiếp theo là 2 chữ số Ả rập thể hiện năm cơ quan thuế đặt in hóa đơn và được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch. Ví dụ: Năm cơ quan thuế đặt in là năm 2022 thì thể hiện là số 22; năm cơ quan thuế đặt in hóa đơn là năm 2023 thì thể hiện là số 23.

    - Ví dụ thể hiện các ký tự của ký hiệu mẫu hóa đơn do cơ quan thuế đặt in và ký hiệu hóa đơn do cơ quan thuế đặt in:

    + Ký hiệu mẫu hóa đơn “01GTKT3/001”, Ký hiệu hóa đơn “01AA/22”: được hiểu là mẫu số 001 của hóa đơn giá trị gia tăng có 3 liên do Cục Thuế thành phố Hà Nội đặt in năm 2022.

    (4) Tên liên hóa đơn do cơ quan thuế đặt in Liên hóa đơn do cơ quan thuế đặt in là các tờ trong cùng một số hóa đơn. Mỗi số hoá đơn có 3 liên trong đó:

    + Liên 1: Lưu.

    + Liên 2: Giao cho người mua.

    + Liên 3: Nội bộ.

    (5) Tỷ giá ghi trên hóa đơn

    Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật ngoại hối và nộp thuế bằng đồng Việt Nam theo quy định tại Điểm c Khoản 13 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì người bán xác định tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam là tỷ giá mua vào của ngân hàng nơi thực hiện giao dịch; trường hợp ngân hàng nơi giao dịch không công bố tỷ giá thì tỷ giá quy đổi là tỷ giá mua vào của ngân hàng ngoại thương Việt Nam công bố tại thời điểm lập hóa đơn.

    Ngoài ra, Thông tư đang được dự thảo còn hướng dẫn Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, dịch vụ đối với một số trường hợp rủi ro cao về thuế, Áp dụng hóa đơn điện tử đối với một số trường hợp đặc thù và nhiều nội dung quan trọng khác.

    Thông tư có hiệu lực thi hành từ 1/7/2022, xem chi tiết tại file đính kèm dưới đây.

    Cập nhật bởi vankhanhnhu ngày 12/04/2021 10:49:36 CH
     
    2062 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vankhanhnhu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/04/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận