Dự thảo Quyết định Ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2017

Chủ đề   RSS   
  • #488224 29/03/2018

    Lilynguyen1608
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2017
    Tổng số bài viết (286)
    Số điểm: 4109
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 56 lần


    Dự thảo Quyết định Ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2017

    Nền kinh tế Việt Nam qua 10 năm phát triển đã có những thay đổi theo hướng chuyên môn hóa và tự động hóa cũng như sự phát triển của các dịch vụ sản xuất; điều này đòi hỏi thay đổi các ngành phục vụ cho việc thu thập và tổng hợp.

    Sự thay đổi này thể hiện ở 3 mặt:

    - Thứ nhất, có nhiều hoạt động kinh tế mới phát sinh chi tiết hơn theo hướng chuyên môn hóa đòi hỏi phải tách bạch các hoạt động để thu thập đúng số liệu (như nông nghiệp, sản xuất các linh kiện điện tử...).

    - Thứ hai, nhiều hoạt động, do yêu cầu của phát triển thị trường, phát triển phong phú, đa dạng hơn đòi hỏi hệ thống ngành phải được mở rộng hơn ở cấp 4 như Bất động sản, điện sản xuất...

    -Thứ ba, qua ứng dụng VSIC 2007 một số hoạt động kinh tế khi xếp vào ngành kinh tế còn có sự chưa rõ ràng nên để ở sách hướng dẫn, nay sẽ đưa chính thức vào phiên bản sửa đổi này.

    Từ cuối năm 2016, Tổng cục Thống kê đã tiến hành nghiên cứu, sửa đổi Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam mới nhằm thay thế cho Hệ thống ngành kinh tế Việt nam 2007.

    Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để hoàn thiện Dự thảo Quyết định Ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2017.

     

     

    Về cơ bản, nội dung của Dự thảo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam vẫn kế thừa được VSIC 2007. Tuy nhiên, nó được phát triển cho phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế nước ta trong điều kiện hiện nay và phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

    Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam trong dự thảo lần này gồm hai phần: phần I Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và phần II Nội dung của từng ngành kinh tế Việt Nam.

    Ngành kinh tế được chia thành 5 cấp: Hai cấp đầu (cấp 1 và cấp 2) tuân thủ hoàn toàn Phân loại chuẩn các hạt động kinh tế của Liên Hợp Quốc phiên bản lần thứ 4 (ISIC Rev.4); cấp thứ ba (cấp 3) tuân thủ theo Khung chung về phân ngành kinh tế của Khu vực ASEAN (ACIC). Cấp 4 và cấp 5 được phát triển phù hợp với đặc điểm các hoạt động kinh tế của nền kinh tế Việt Nam.

     

    BẢNG TỔNG HỢP SO SÁNH VỀ

    SỐ NGÀNH DỰ THẢO VỚI VSIC 2007, ISIC 4.0 VÀ ACIC

     

    VSIC 2007

    DỰ THẢO VSIC SỬA ĐỔI

    ACIC

        ISIC Rev.4

    Ngành cấp 1

    21

    21

    21

    21

    Ngành cấp 2

    88

    88

    88

    88

    Ngành cấp 3

    242

    242

    242

    238

    Ngành cấp 4

    437

    477

     

    420

    Ngành cấp 5

    642

    687

     

     

     

    - Ngành cấp 1 được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U.

    - Ngành cấp 2 được hình thành theo từng ngành cấp 1 tương ứng, được mã hóa bằng hai chữ số từ 01 đến 99.

    - Ngành cấp 3 được hình thành theo từng ngành cấp 2 tương ứng, được mã hóa  bằng ba chữ số từ 011 đến 990.

    - Ngành cấp 4 được hình thành theo từng ngành cấp 3 tương ứng, được mã hóa bằng 4 chữ số từ 0111 đến 9900.

    - Ngành cấp 5 được hình thành theo từng ngành cấp 4 tương ứng, được mã hóa bằng 5 chữ số từ 01110 đến 990000

    Theo Dự thảo, Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2017 gồm 5 cấp:

    - Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;

    - Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;

    - Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;

    - Ngành cấp 4 gồm 481 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;

    - Ngành cấp 5 gồm 731 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.

    Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2017 giải thích rõ những hoạt động kinh tế gồm các yếu tố được xếp vào từng bộ phận, trong đó:

    - Bao gồm: những hoạt động kinh tế được xác định trong ngành kinh tế;

    - Loại trừ: những hoạt động kinh tế không được xác định trong ngành kinh tế, thuộc các ngành kinh tế khác.

    Hệ thống ngành kinh tế được sửa đổi tuân theo các nguyên tắc:

    (1) Đảm bảo phản ánh đầy đủ với ngôn ngữ dễ hiểu các hoạt động kinh tế Việt Nam.

    (2) Bảo đảm sự liên tục và tính so sánh của hệ thống ngành từ phiên bản cũ (VSIC 2007) sang phiên bản mới (VSIC sửa đổi). Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam sửa đổi về cơ bản vẫn kế thừa VSIC 2007 và với Phân loại chuẩn các hoạt động kinh tế của Liên Hợp Quốc phiên bản lần thứ 4 (ISIC Rev.4). Chỉ sửa đổi từ ngữ ở các ngành cấp 2, cấp 3 và bổ sung ở ngành cấp 4, cấp 5 cho phù hợp với thực tế.

    (3) Bảo đảm thích hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam trong việc thu thập số liệu theo từng ngành trong Hệ thống ngành kinh tế.

    Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg về việc ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam sẽ hết hiệu lực kể từ ngày quyết định này có hiệu lực.

    >>> Xem toàn văn Dự thảo tại file đính kèm

    Cập nhật bởi Lilynguyen1608 ngày 30/03/2018 08:51:58 SA Cập nhật bởi Lilynguyen1608 ngày 30/03/2018 08:48:20 SA Cập nhật bởi Lilynguyen1608 ngày 30/03/2018 08:44:01 SA Cập nhật bởi Lilynguyen1608 ngày 30/03/2018 08:43:00 SA Cập nhật bởi Lilynguyen1608 ngày 30/03/2018 08:41:46 SA Cập nhật bởi Lilynguyen1608 ngày 30/03/2018 08:40:27 SA

    Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

     
    4827 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #488412   31/03/2018

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14891
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Việc sửa đổi, bổ sung hệ thống ngành kinh tế là cần thiết để phù hợp với thực tế, với đặc điểm của nền kinh tế nước ta trong điều kiện hiện nay khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển phong phú, đa dạng hơn cũng như phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế.

     

     
    Báo quản trị |