Tại điểm b khoản 4 Điều 17 Dự thảo Luật thi hành án hình sự sửa đổi quy định: Căn cứ yêu cầu thực tế của công tác giam giữ, quản lý và tổ chức lao động dạy nghề cho phạm nhân, trại giam tổ chức khu sản xuất, điểm lao động, dạy nghề ngoài trại giam. Việc tổ chức khu sản xuất, điểm lao động, dạy nghề ngoài trại giam do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định
Đồng thời, tại khoản 5 Điều 32 quy định: Trại giam có thể phối hợp với doanh nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức để tổ chức cho phạm nhân lao động nhưng phải bảo đảm chế độ giam giữ, các chế độ, chính sách đối với phạm nhân theo quy định của Luật này và thực hiện theo các quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 của Điều này
Quy định như vậy liệu có khả thi không khi áp dụng trên thực tế. Khi Luật lại quy định việc trại giam liên kết để tổ chức điểm, khu sản xuất ngoài khu vực trại giam cho phạm nhân thì khu sản xuất, điểm lao động vẫn phải bảo đảm theo chế quản lý, giam giữ. Trong khi, mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận, hạn chế chi phí, liệu có doanh nghiệp nào chấp nhận đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất chỉ để cho phạm nhân lao động??
Hơn nữa, khi cho phạm nhân lao động tại khu sản xuất ngoài trại giam thì cũng cần bố trí thêm lực lượng canh gác, bảo vệ trật tự nơi sản xuất, sẽ dẫn đến tang số lượng biên chế trại giam trong khi nhà nước đang thực hiện chế độ tinh giản biên chế
Quan trọng hơn nữa, là số lượng tù nhân trốn trại, đánh nhau, mang vật cấm vào trại giam vẫn đang diễn ra, thì khi cho phạm nhân lao động ngoài trại giam sẽ góp phần làm cho tình trạng mất trật tự này gia tăng.
Thiết nghĩ, chỉ nên cho những tù nhân sắp mãn hạn tù (từ 01 năm trở xuống) được lao động ngoài trại giam để họ thuận lợi khi tái hòa nhập cộng đồng