“Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” có nghĩa là gì? Nhận hối lộ bao nhiêu thì bị tử hình?

Chủ đề   RSS   
  • #615743 28/08/2024

    phamthithucquyen

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/03/2024
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 380
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” có nghĩa là gì? Nhận hối lộ bao nhiêu thì bị tử hình?

    “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” có nghĩa là gì? Theo quy định pháp luật, mhận hối lộ bao nhiêu tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự và nhận hối lộ bao nhiêu thì bị tử hình?

    “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” có nghĩa là gì?

    Theo nghĩa đen thì câu tục ngữ "Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn" nói đến đồng tiền được chi ra trước là đồng tiền thông minh.

    Ví dụ: Trong thương trường, việc nhanh chân liên hệ với những người có chức có quyền – người chủ quản và dùng tiền lo lót mọi việc thì mọi chuyển sẽ dễ dàng hơn về sau này khi bạn cần họ giúp đỡ – hỗ trợ thì họ sẽ làm ngay. Khi bạn "có tiền mua tiên cũng được" và ắt hẳn là "đầu xuôi thì đuôi lọt" đó là điều tất yếu trong kinh doanh.

    Người nhanh tay lẹ mắt sẽ giành phần hơn cho bản thân của mình, nếu đi sau – đi chậm thì chỉ có "trâu chậm uống nước đục" mà thôi lúc đó thì đôi khi bỏ tiền ra thì mọi việc đã bị người khác tranh hết vừa "mất cả chì lẫn chài".

    Theo nghĩa bóng thì câu tục ngữ "Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn" nhằm ám chỉ hành vi đưa tiền trước để "bôi trơn" hay "hối lộ", công việc sẽ được giải quyết nhanh chóng và thuận lợi hơn.

    Tục ngữ này phản ánh một thực tế trong xã hội, đặc biệt là trong những môi trường có tình trạng tham nhũng hoặc "chạy việc". Cần lưu ý rằng mặc dù câu tục ngữ này phổ biến, nó không nên được coi là khuyến khích hành vi hối lộ hay tham nhũng, vốn là bất hợp pháp và phi đạo đức.

    Nhận hối lộ bao nhiêu tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

    Căn cứ khoản 1 Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội nhận hối lộ như sau:

    Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    - Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương XXII, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    - Lợi ích phi vật chất.

    Như vậy, theo quy định nêu trên thì người nào nhận hối lộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội phạm tham nhũng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ.

    Nhận hối lộ bao nhiêu thì bị tử hình?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội nhận hối lộ như sau:

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    - Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

    - Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

    Theo đó, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích thì có thể bị tử hình.

    Tóm lại, câu tục ngữ "Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn" vẫn mang ý nghĩa tích cực nếu biết áp dụng nó một cách đúng đắn và hợp lý. Tuy nhiên, ngày nay không ít người thực hiện hành vi đưa nhận hối lộ, làm biến chất đi ý nghĩa tốt đẹp của câu tục ngữ.

    Trước khi thực hiện hành vi nhận hối lộ hãy nghĩ đến hậu quả của nó, bởi một khi bị bại lộ thì người nhận hối lộ sẽ phải đối mặt với các bản án phạt tù, nếu nhận hối lộ trị giá từ 1.000.000.000 đồng trở lên cho chính bản thân mình hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích thì có thể bị tử hình. 

     
    1394 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận