Đóng thêm BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu cao hơn được không?

Chủ đề   RSS   
  • #606860 16/11/2023

    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Đóng thêm BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu cao hơn được không?

    Tôi đi làm, đã đóng bảo hiểm xã hội cũng được hơn 25 năm, cũng đủ thời gian đóng bảo hiểm để được hưởng lương hưu. Tuy nhiên còn mấy năm nữa tôi mới đủ tuổi nghỉ hưu nhưng nay không muốn đi làm nữa, muốn được nghỉ ngơi, chờ đủ tuổi để hưởng hưu trí. Liệu rằng trong thời gian chờ đủ tuổi thì tôi tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng lương hưu cao hơn được không?

    1. Đóng thêm BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu cao hơn được không?

    Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 134/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện, theo đó chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

    "Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Điều 71 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

    Thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, không bao gồm thời gian đã tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần."

    Và theo khoản 2 Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng quy định:

    Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

    + Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

    + Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

    Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

    Như vậy, sau thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động không tiếp tục làm việc không được đóng bảo hiểm xã hội nữa thì có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng lương hưu cao hơn vì thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

    bhxh-tu-nguyen-huong-luong-huu

    2. Năm 2024, người lao động bao nhiêu tuổi thì đủ tuổi nghỉ hưu và hướng chế độ hưu trí?

    Tuổi nghỉ hưu của người lao động được quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, theo đó:

    - Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

    Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ. (*)

    Nếu như trong điều kiện lao động bình thường thì năm 2024 lao động nam đủ 61 tuổi, lao động nữ đủ 56 tuổi 04 tháng thì sẽ đủ tuổi nghỉ hưu và hướng chế độ hưu trí theo quy định.

    - Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại (*) tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    - Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại (*) tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

     
    644 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận