Mình cũng chỉ phân tích dựa trên góc độ lý luận chứ không phải là thực tiễn. Bởi lẽ chúng ta đâu có hồ sơ trong tay. chúng ta chỉ luận tội dựa trên tình tiết đề bài đã đưa ra mà thôi.
Hihi, bạn bảo dựa vào lời khai và hành vi khách quan của người phạm tội để kết luận để nói người ta phạm tội. Nhưng mình chưa thấy sự phù hợp nào có thể khẳng định người đó là đồng phạm tội trộm cắp...
Nếu mình ko nhầm thì bạn cho rằng D đồng phạm với vai trò là người giúp sức (về tinh thần để a, b, c thực hiện tội phạm). Tuy nhiên, chắc bạn cũng hiểu, đồng phạm giúp sức về tinh thần là người đó phải tác động để những người khác nảy sinh ý định phạm tội, hoặc quyết tâm hơn nữa để thực hiện tội phạm. ở đây, D chỉ đồng ý ngầm, ko nói ra thì làm sao chứng minh được tác động của D với những người khác để họ quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng. Trong khi đó, tình tiết của vụ việc chỉ rõ "
a nói đến chuyện đi đến chợ trộm đồ; b, c nói "đi thì đi", d không có lời nói hay hành động gì cản trở, chỉ ngồi nhậu" .
Qua đó ta thấy, hành vi không cản trở của d không thể làm cho a, b, c quyết tâm hơn để
thực hiện tội phạm vì thực tế, ý định thực hiện của họ đã có sẵn, và họ đã thực hiện, quyết tâm
thực hiện tội phạm đó mà ko cần có ai cổ vũ hay thúc giục. Hơn thể nữa, cũng không thể suy
đoán rằng vì việc ko cản trở của d nên a, b, c mới yên tâm hơn để thực hiện tội phạm cả.
Trường hợp trên, mình thấy đủ yếu tố cấu thành tội chứa chấp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Và nếu như d đã phạm tội chứa chấp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì sẽ ko thể phạm tội
không tố giác tội phạm/.
Cập nhật bởi anhdv352 ngày 10/03/2012 10:20:42 SA
Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!