Đóng BHXH như thế nào khi chuyển nơi công tác?

Chủ đề   RSS   
  • #65886 28/10/2010

    binhnta

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đóng BHXH như thế nào khi chuyển nơi công tác?

    Xin chào Luật sư!

    Xin Luật sư cho tôi biết:

    Trong thời gian khoảng 9 năm kể từ khi tốt nghiệp đại học, tôi làm việc ở 3 Công ty khác nhau và tham gia đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc với các mức lương khác nhau (có Doanh nghiệp nước ngoài và mức đóng BHXH không theo hệ số lương mà theo số tiền cụ thể thỏa thuận trong Hợp đồng lao động).

    Nay tôi chuyển đến làm việc cho 1 Công ty Cổ phần mà Công ty này lại xếp thang bảng lương theo hệ số thang bảng lương Nhà nước, vậy thì cách tính lương đóng BHXH của tôi như thế nào?  Nếu Doanh nghiệp xếp hệ số lương của tôi theo hệ số và tính ra thấp hơn nhiều so với bình quân mức lương đã đóng BHXH trước đây thì có thỏa đáng không? Tôi chưa thấy Luật nào quy định cụ thể trường hợp này, xin Luật sư tư vấn giúp.

    Xin cảm ơn Luật sư.
     
    12891 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #66084   29/10/2010

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Trả lời : Nếu Cty mới của bạn đã đăng ký thang bảng lương và được chấp thuận thì họ có quyền trả lương và đóng bảo hiểm theo thang bảng lương đó. Nếu bạn thấy không thỏa đáng thì bạn có quyền không làm việc ở đó.

    Thực ra cái quan trọng ở đây là số tiền bạn thực nhận được hàng tháng. Nếu lương hàng tháng cao hơn lương bạn nhận được ở công ty cũ thì bạn nên lấy việc đóng BHXH thấp là sự may mắn của mình. Tiền đóng BHXH nó giống một loại thuế hơn là một cái gì đó bạn nghĩ rằng bạn được hưởng.
     
    Báo quản trị |  
  • #68062   11/11/2010

    binhnta
    binhnta

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thật không đúng.
    Đóng BHXH cao hay thấp quan trọng ở chỗ lương hưu sau này cao hay thấp. Không thể coi đóng BHXH giống như một loại thuế, mà rõ ràng đó là quyền lợi được hưởng sau này.
     
    Báo quản trị |  
  • #68067   11/11/2010

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Việc này tùy theo cách bạn nhìn nhận thôi. Đó là quan điểm của tôi, tôi không yêu cầu bạn cũng nghĩ giống như tôi.

    Tôi coi BHXH cũng như một loại thuế vì các lý do sau

    1. Khi đi làm, tôi phải tham gia BHXH bắt buộc, với mức do pháp luật quy định chứ tôi không có quyền lựa chọn. Nó giống như thuế ở khía cạnh đó.

    2. Nếu như tôi có thể không tham gia BHXH bắt buộc, tôi sẽ không phải mất mỗi tháng 6% lương, và tôi cũng có thể yêu cầu công ty tăng cho tôi 18% so với lương hiện tại vì họ cũng không phải tham gia BHXH. 

    Như vậy mỗi tháng tôi có thêm 24% lương (chưa trừ thuế TNCN). Mỗi năm tôi có thể nhận thêm 288%, nghĩa là gần 3 tháng tiền lương.

     Với số tiền có thêm này tôi dư sức đầu tư vào nhiều cách khác nhau để có lợi nhuận. Nếu không muốn rủi ro, tôi có thể tham gia bảo hiểm nhân thọ, để rồi sau này khi đủ 60 tuổi thì số tiền tôi có được sẽ cao hơn vài lần so với khoản lương BHXH trả cho tôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #68109   12/11/2010

    nguyenphong83
    nguyenphong83
    Top 500
    Chồi

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2009
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 1310
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Việc sếp hệ số lương cho bạn như thế nào phải theo vị trí làm vịêc của bạn. Bạn làm ở Công ty A có thể đóng BHXH ở mức rất cao, nhưng khi chuyển sang Công ty B thì đóng ở mức thấp cũng là chuyện bình thường. 

    Ví dụ ở Công ty A bạn là Phó Tổng giám đốc thì bạn đóng BHXH theo mức rất cao, nhưng khi về Công ty B bạn là Trưởng phòng thì lại đóng theo mức thấp hơn nhiều.

    Không phải doanh nghiệp nào cũng áp dụng thang bảng lương như nhau.

    Điều quan trọng là hàng tháng tiền lương được nhận là bao nhiêu, tham gia BHXH là bắt buộc nhưng cũng có nhiều rủi ro, bởi thực tế cho thấy rất nhiều người đóng BHXH đủ 30 năm, nhưng vì nhiều lý do mà không nhận đựơc lương hưu, ví dụ như Doanh nghiệp còn nợ tiền BHXH thì bạn không thể làm thủ tục hưởng chế độ được.
     
    Báo quản trị |