Đối tượng tham gia kháng chiến chống Mỹ chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước thì được hưởng chế độ gì?

Chủ đề   RSS   
  • #544939 30/04/2020

    chaugiang9897

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Đối tượng tham gia kháng chiến chống Mỹ chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước thì được hưởng chế độ gì?

    Việc hưởng chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước thì sẽ được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo quy định tại Thông tư liên tịch 191/2005/TTLT/BQP-BLĐTBXH-BTC, theo đó quy định này còn được bổ sung tại Phần II Thông tư liên tịch 21/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC.

    Theo đó, cách tính thời gian hưởng chế độ là thời gian công tác thực tế, bao gồm thời gian tham gia quân đội, công an, cán bộ dân chính đảng trong khoảng từ 20/07/1954 đến 31/12/1976. Trong đó nếu có thời gian công tác thực tế bị gián đoạn mà có lý do chính đáng thì sẽ được cộng dồn và nếu có tháng lẻ thì đủ 6 tháng trở lên được tính là một năm, dưới 6 tháng được tính là nửa năm

    Trường hợp có thời gian tham gia dân quân, du kích tập trung sau đó phát triển thành bộ đội, công an, công nhân viên chức thì được tính cả thời gian tham gia dân quân, du kích tập trung để tính hưởng chế độ.

    Về mức hưởng chế độ của đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước theo quy định Thông tư liên tịch 21/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC được tính như sau:

    “2.2. Mức hưởng chế độ trợ cấp một lần:

    a) Đối tượng có thời gian hưởng chế độ từ đủ 2 năm trở xuống, mức hưởng là 1.200.000 đồng (một triệu hai trăm ngàn đồng).

    b) Đối tượng có thời gian hưởng chế độ trên 2 năm, mức hưởng được tính theo công thức sau:

    Mức hưởng = số năm được tính hưởng x 600.000 đ”

    Ví dụ: Ông APun cư trú ở tỉnh Kon Tum, nhập ngũ tháng 6/1968 thuộc đơn vị X, tháng 11/1975 tự về gia đình, chưa được hưởng chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước.

    - Cách tính thời gian của ông APun để hưởng trợ cấp một lần như sau:

    Từ tháng 6/1968 đến tháng 11/1975 bằng 7 năm 6 tháng (tính là 8 năm).

    - Mức hưởng chế độ trợ cấp một lần của ông APun là:

    8 năm x 600.000 đ = 4.800.000 đồng.

    Ví dụ 2: Bà Nguyễn Thị H, quê Bến Tre, tháng 8/1962 tham gia cách mạng, công tác tại chính quyền cách mạng tỉnh Bến Tre; đến tháng 12/1968 bà H lâm bệnh và phải đi điều trị tại bệnh viện, sau khi khỏi bệnh tự về gia đình, không tiếp tục tham gia công tác trong chính quyền cách mạng, bà H chưa hưởng chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước.

    - Cách tính thời gian của bà H để hưởng trợ cấp một lần như sau:

    Từ tháng 8/1962 đến tháng 12/1968 bằng 6 năm 5 tháng (tính là 6,5 năm).

    Mức hưởng chế độ trợ cấp một lần của bà H là:

    6,5 năm x 600.000 đ = 3.900.000 đồng.”

    Bên cạnh đó, còn được hưởng chế độ bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:

    5. Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc, gồm:

    a) Người tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã được hưởng trợ cấp theo một trong các văn bản sau:

    - Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;

    Như vậy, chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước thì sẽ được hưởng chế độ trợ cấp một lần và hưởng chế độ bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.

     
    1646 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận