Đối tượng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ

Chủ đề   RSS   
  • #219527 12/10/2012

    xaydunghungvuong

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/10/2011
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 575
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 2 lần


    Đối tượng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ

    Ngoài các loại tài sản là đối tượng được dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, còn có đối tượng nào khác cũng được sử dụng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ không? Cho ví dụ minh hoạ và chỉ ra rủi ro về pháp lý (nếu có) trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền nếu dùng loại đối tượng này để bảo đảm? 

    Mong luật sư có thể tư vấn giúp em, chân thành cảm ơn.

     
    14348 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #219747   13/10/2012
    Được đánh dấu trả lời

    NguyenChiCong1966
    NguyenChiCong1966

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2012
    Tổng số bài viết (74)
    Số điểm: 521
    Cảm ơn: 48
    Được cảm ơn 51 lần


    Vấn đề này xin trao đổi với bạn như sau:

    Ngoài tài sản hiện có là đối tượng được dùng để đảm bảo nghĩa vụ thì tài sản hình thành trong tương lai cũng được dùng để bảo đảm nghĩa vụ.

    Tài sản hình thành trong tương lai có:

    1. Tài sản được hình thành từ vốn vay. Trong thực tế có nhiều dự án chỉ được hình thành từ vốn vay.Các dự án này được giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án. Ngân hàng vừa cho vay, vừa giám sát thực hiện đầu tư.

    2.Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập tại thời điểm xác định nghĩa vụ. Loại tài sản này là gì thì tôi cũng chưa rõ.

    3. Tài sản đã hình thành nhưng chưa đăng ký quyền sở hữu. Ví dụ bên có nghĩa vụ đã mua một oto nhưng chưa đăng ký...

    Về rủi ro thì rất khó lường. Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định chi tiết về giao dịch bảo đảm hình thành trong tương lai.

    Theo tôi nghị định này tạo một cơ chế mở để tạo điều kiện cho các giao dịch dân sự nhưng cũng luân có rủi ro. Tài sản hiện có để thế chấp cũng đã khó khi xử lý để thu hồi nợ, huống gì tài sản hình thành trong tương lai. Bạn nên lựa chọn  biện pháp bảo đảm cho an toàn nhé.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenChiCong1966 vì bài viết hữu ích
    xaydunghungvuong (15/10/2012)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: