đối tượng của biện pháp bảo đảm

Chủ đề   RSS   
  • #518226 15/05/2019

    vuvankhai6789

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/05/2019
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 213
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    đối tượng của biện pháp bảo đảm

    quyền thừa kế có phải là đối tượng của biện pháp bảo đảm kg ? 

     
    10074 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #518246   16/05/2019
    Được đánh dấu trả lời

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (545)
    Số điểm: 4441
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần
    Moderator

    Chưa mở thừa kế chưa phân chia thì chưa biết ai được hưởng di sản thừa kế, cho nên quyền thừa kế chỉ là quyền trong tương lại mà chưa biết quyền này có mang lại cho người có quyền một tài sản. Vì vậy, quyền thừa kế không có bên nhận đảm bảo nào cho là tài sản và nhận quyền thừa kế để đảm bảo cả.

    Cập nhật bởi lawyerinthefuture ngày 16/05/2019 08:15:03 SA

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lawyerinthefuture vì bài viết hữu ích
    vuvankhai6789 (16/05/2019)
  • #518249   16/05/2019
    Được đánh dấu trả lời

    vuvankhai6789
    vuvankhai6789

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/05/2019
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 213
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    thứ nhất nếu như di sản thừa kế được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực thì khi đó đã xác lập được ai là người có quyền được hưởng thừa kế. thứ hai căn cứ vào "k3 điều 295 BLDS 2015" thì tài sản bảo đảm có thể là ts hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai!  => nếu xét vậy thì quyền thừa kế vẫn dc coi là đối tượng của BPBĐ !! 

    Cập nhật bởi vuvankhai6789 ngày 16/05/2019 09:22:11 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #518949   26/05/2019

    Đối tượng của biện pháp đảm bảo chỉ có thể là tài sản bảo dảm. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch. Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch đảm bảo được giao kết.

     
    Báo quản trị |  
  • #518952   26/05/2019

    Ý kiến của mình là không được.

    Quyền thừa kế không phải là quyền tài sản, vì cơ bản mọi quyền đối với tài sản vẫn do người để lại di sản đó nắm dữ, và quyền thừa kế cũng không thể chuyển giao được mà chỉ có thể từ bỏ.

    Biện pháp bảo đảm tại Đ 295 là tài sản hiện hữu hoặc tài sản hình thành trong tương lai, về cơ bản là những thứ này có thể chuyển giao cho người khác, những đối tượng này tương đương với quyền tài sản.

     
    Báo quản trị |  
  • #574974   30/08/2021

    Quyền tài sản là quyền trị giá được tính bằng tiền, không đòi hỏi có sự chuyển giao trong giao dịch dân sự. Đối với quyền tài sản là đối tượng phải đáp ứng được hai yêu cầu là trị giá được tính bằng tiền và được chuyển giao cho người khác trong giao dịch dân sự.

    Quyền tài sản gồm có: quyền sử dụng tài sản thuê, quyền thực hiện hợp đồng, quyền đòi nợ, quyền trị giá bằng tiền, quyền sở hữu trí tuệ. Các quyền tài sản khác gắn với nhân thân thì không thể chuyển giao như: quyền cấp dưỡng, quyền thừa kế, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe.

    Do đó, quyền tài sản không thể dùng làm đối tượng của biển pháp bảo đảm.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #575989   30/09/2021

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1199)
    Số điểm: 8800
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 có quy định bảy biện pháp bảo đảm, gồm có: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, đặt cọc, tín chấp, ký quỹ, ký cược. 
    Như vậy, theo quy định nêu trên thì đối tượng của việc bảo đảm tài sản là tài sản và quyền tài sản. Quyền thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự thì đó là quyền của cá nhân đó chứ không thể xác định đó là đối tượng quyền bảo đảm được. 
     
    Đối tượng của biện pháp bảo đảm theo quan điểm cá nhân của tôi thì đó là vật, giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật dân sự.

    Thừa kế trong pháp luật dân sự chưa hẳn người nhận thừa kế sẽ được nhận di sản thừa kể.
     
    Báo quản trị |  
  • #582000   29/03/2022

    minhhanhuynh2102
    minhhanhuynh2102
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:21/03/2022
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1345
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 4 lần


    Theo quan điểm của mình là không được bạn nhé.Vì quyền thừa kế không phải là quyền tài sản, vì cơ bản mọi quyền đối với tài sản vẫn do người để lại di sản đó nắm dữ và bạn chỉ có quyền được hưởng di sản đó sau khi người đó mất. Biện pháp bảo đảm tại Đ 295 Bộ luật Dân sự 2015 là tài sản hiện hữu hoặc tài sản hình thành trong tương lai, mà quyền thừa kế không phải là tài sản nên quyền thừa kế không phải là đối tượng của biện pháp bảo đảm.
     
    Báo quản trị |  
  • #582342   31/03/2022

    haunguyenth
    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (591)
    Số điểm: 3816
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    đối tượng của biện pháp bảo đảm

    Đối với vấn đề của bạn mình xin chia sẻ một vài ý kiến cá nhân. Ngoài những chia sẻ của các bạn mình xin bổ sung thêm:

    Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì đối tượng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thể là một trong các loại sau đây:

    Tài sản: Quy định về tài sản bảo đảm theo Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015

    Một khoản tài chính dự phòng cho việc thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp đến hạn mà nghĩa vụ chính không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ thì sẽ mất khoản tài sản đó. 

    Việc thực hiện công việc:

     Khoản 1 Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

    Có thể được hiểu là bên bảo lãnh phải thực hiện một công việc nhất định vốn là nghĩa vụ của bên được bảo lãnh trước bên nhận bảo lãnh nếu đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng. Công việc mà bên bảo lãnh phải thực hiện trước bên nhận bảo lãnh có thể là việc trả tiền, giấy tờ có giá; chuyển giao tài sản.

    Uy tín:

    Điều 344 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

    “Tổ chức chính trị- xã hội tại cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của pháp luật’'.

    Như vậy đối tượng bảo đảm là cái mà các bên trong quan hệ bảo đảm thông qua nó để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ chính. Đối tượng bảo đảm có thể là tài sản, công việc phải thực hiện, uy tín.

    Theo như những quy định trên thì quyền thừa kế không được xem là đối tượng của biện pháp bảo đảm.

     
    Báo quản trị |  
  • #583137   28/04/2022

    minhhanhuynh2102
    minhhanhuynh2102
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:21/03/2022
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1345
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 4 lần


    đối tượng của biện pháp bảo đảm

    Chào bạn, với nội dung câu hỏi của bạn mình có thể giải đáp như sau:

    Tại Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về tài sản bảo đảm như sau:

    1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

    2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

    3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

    4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

    Căn cứ theo quy định trên thì quyền thừa kết không thể xem là đối tượng của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bởi:

    Thứ nhất, quyền thừa kế này chưa thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, hiện tại chúng thuộc quyền sở hữu của người để lại di sản

    Thứ hai, quyền thừa kế này không thể xem là tài sản hình thành trong tương lai bởi quyền thừa kế có thể được thay đổi nên người để lại di sản có mong muốn. Chưa chắc trong tương lai thì người có quyền thừa kết ở hiện tại họ còn quyền thừa kế này.

    Thứ ba. quyền tài sản không thể xác định được bởi chúng là quyền, có thể hôm nay sẽ có quyền thừa kế, nhưng sang hôm sau nên người để lại di sản thay đổi di chúc thì người này mất quyền ( người có quyền thừa kế không có quyền định đoạt với quyền của mình).

    Thứ tư, quyền thừa kế không được xem là tài sản, bơi tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Như đã trình bày ở trên, quyền thừa kế không thể xem là quyền tài sản vì họ không định đoạt được quyền này.

    Như vậy, quyền thừa kế không thể xem là đối tượng của biện pháp bảo đảm được.

     
    Báo quản trị |