Đối trừ tiền đặt cọc vào công nợ!

Chủ đề   RSS   
  • #525458 12/08/2019

    Vangrau91

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2016
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 310
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 16 lần


    Đối trừ tiền đặt cọc vào công nợ!

    Kính gửi luật sư!

    Công ty A ký hợp đồng mua bán với Công ty B. Trong đó, theo mỗi đơn đặt hàng phải đặt cọc trước một khoản tiền. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Công ty B phát sinh công nợ, công ty A yêu cầu nhưng không được hợp tác. Công ty A đã phát hành văn bản có nội dung nếu không thực hiện thanh toán thì sẽ đối trừ số tiền đặt cọc của đơn đặt hàng vừa xong của Công ty B cho một phần công nợ. Nay tòa án đã thụ lý, Công ty B có văn bản không đồng ý với việc tiền đặt cọc đó bị đối trừ.

    Em đã tìm kiếm nhưng không thấy có quy định nào  về việc khi nào được đối trừ tiền cọc vào công nợ. Em xin hỏi vậy việc đối trừ công nợ bằng tiền cọc này như thế nào thì được coi là hợp lý và được chấp nhận tại tòa?

    Em xin cảm ơn!

     
    4178 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Vangrau91 vì bài viết hữu ích
    Esuhai (13/11/2023) ThanhLongLS (12/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #525462   12/08/2019

    kj88d
    kj88d

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/01/2019
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 854
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 94 lần


    Hiểu rằng, với mỗi đơn hàng thì sẽ có một khoảng đặt cọc nhằm đảm bảo việc thực hiện giao dịch. Như vậy nếu giao dịch A có số tiền cọc là A' và bên đặt cọc không thực hiện giao dịch thì tiền cọc thuộc về bên nhận đặt cọc.

    Nhưng nếu giao dịch B có tiền cọc là B' và bên nhận đặt cọc lấy số tiền B' để đảm bảo cho nghĩa vụ trong giao dịch A là sai, ngoại trừ được bên đặt cọc đồng ý hoặc hợp đồng có thỏa thuận như vậy, còn nếu không có thỏa thuận nào thì việc bên nhận đặt cọc tự ý dùng số tiền cọc này và từ chối thực hiện giao dịch là đã vi phạm HĐ và sẽ chịu rủi ro về việc bị phạt vi phạm HĐ hoặc cả trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu có.

    Còn nếu dùng tiền cọc B' để thực hiện nghĩa vụ cho giao dịch A nhưng vẫn thực hiện giao dịch B, tiếp đó là vẫn phát sinh công nợ như bình thường thì hành động này là vô nghĩa.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn kj88d vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/08/2019) GHLAW (12/08/2019)
  • #525468   12/08/2019

    GHLAW
    GHLAW
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 4787
    Cảm ơn: 425
    Được cảm ơn 214 lần


    Bạn ở trên trả lời rất đúng, theo mình hiểu đơn giản thì khoản nào dùng vào khoản đó, các trường hợp khác các bên phải có thỏa thuận, việc tự ý làm ngoài thỏa thuận là sai và khả năng phải chịu rủi ro theo thỏa thuận là rất lớn.

     
    Báo quản trị |