Đổi trắng thay đen có nghĩa là gì? Người làm chứng khai báo gian dối có thể bị truy cứu tội gì?

Chủ đề   RSS   
  • #613291 26/06/2024

    nguyenlinh2207

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:07/03/2024
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 54
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đổi trắng thay đen có nghĩa là gì? Người làm chứng khai báo gian dối có thể bị truy cứu tội gì?

    Câu tục ngữ "đổi trắng thay đen" được hiểu như thế nào? Trường hợp người làm chứng có hành vi khai báo gian dối có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì và đi tù bao nhiêu năm? 

    Đổi trắng thay đen có nghĩa là gì? Người làm chứng khai báo gian dối có thể bị truy cứu tội gì?

    Đổi trắng thay đen là một câu tục ngữ của Việt Nam, có hàm ý nói đến những hành vi xuyên tạc sự thật, biến cái đúng thành cái sai, cái sai thành cái đúng.

    Trắng ở đây là màu trắng, ẩn dụ cho sự thật, những điều đúng đắn. Còn đen là màu đen, ẩn dụ cho những điều sai trái, không đúng sự thật.

    Câu tục ngữ đổi trắng thay đen được sử dụng để phê phán những kẻ xảo trá, làm đảo lộn trắng đen, phải trái, cung cấp những thông tin không đúng sự thật, gian dối.

    Trong lĩnh vực pháp luật, hành vi đổi trắng thay đen có thể thể hiện qua việc khai báo gian dối, không đúng sự thật của người làm chứng về những tình tiết liên quan đến vụ án hình sự, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giải quyết vụ án, vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật.

    Nhận thức được mức độ nguy hiểm của hành vi này, pháp luật Việt Nam đã có quy định về tội danh Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối.

    Theo đó, căn cứ theo Điều 382 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm u khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017người làm chứng có hành vi khai báo gian dối có thể bị truy cứu tội Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối nếu có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự.

    Đối với tội danh này, người phạm tội phải đối mặt với 03 khung hình phạt như sau:

    - Khung hình phạt 1: Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm đối với trường hợp người làm chứng có hành vi khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật.

    - Khung hình phạt 2: Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

    + Có tổ chức.

    + Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.

    - Khung hình phạt 3: Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

    + Phạm tội 02 lần trở lên.

    + Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội.

    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Người làm chứng trong vụ án hình sự có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

    Căn cứ theo khoản 3, khoản 4 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, người làm chứng trong vụ án hình sự có các quyền và nghĩa vụ dưới đây:

    - Về quyền:

    + Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ.

    + Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa.

    + Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng.

    + Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.

    - Về nghĩa vụ:

    + Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

    Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải.

    + Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.

    Người làm chứng có được làm người phiên dịch trong cùng một vụ án hình sự không?

    Căn cứ theo điểm b khoản 4 Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

    Điều 70. Người phiên dịch, người dịch thuật

    ...

    - Người phiên dịch, người dịch thuật phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:

    + Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;

    + Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản trong vụ án đó;

    + Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.

    ...

    Như vậy, trường hợp người phiên dịch đã tham gia vụ án hình sự với tư cách là người làm chứng thì phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi.

    Vậy nên, người làm chứng không được làm người phiên dịch trong cùng một vụ án hình sự.

    Nói tóm lại, người làm chứng có hành vi khai báo gian dối sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân khi tham gia tố tụng, dũng cảm nói lên sự thật, lên án hành vi đổi trắng thay đen, hướng đến một xã hội công bằng, văn minh.

     
    236 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận