đòi tiền đặt cọc làm cửa sắt

Chủ đề   RSS   
  • #289745 04/10/2013

    đòi tiền đặt cọc làm cửa sắt

    các luật sư tư vấn giúp em nhé. em làm nhà và có đặt ông B làm hệ thống cửa sắt cho nhà mình. tổng giá trị gần 20triệu, ông B đòi đặt cọc trước 7triệu, có giấy biên nhận tiền viết tay, có chữ ký của ông B. Nhưng hẹn hết lần này đến lần nọ đến lắp cửa cho nhà em mà ông B vẫn không đến lắp, khất hẹn phải đến 5 lần trước hôm em về nhà mới. Em về nhà mới được 1 tuần rồi mà vẫn không có cửa để lắp. Gọi điện thoại cho ông B thì không bắt máy, tìm gặp thì không gặp được. Mãi sau khi về nhà mới được 2 tuần chồng em mới gặp được ông B ông lại xin khất cho 2 ngày nữa nhưng chồng em không cho khất và yêu cầu ông B trả lại số tiền đã đặt cọc, ông B đồng ý mấy hôm nữa trả lại tiền. Nhưng vợ chồng em mấy lần đến đòi tiền thì ông B không trả và đòi vợ chồng em phải bồi thường nguyên vật liệu ông ta mua về làm cửa cho nhà em. vợ chồng em không nghe và ông B tìm cách trốn tránh gặp vợ chồng em. chuyện vỡ lở ra em mới biết ông B đang nợ rất nhiều người, nhận làm cửa cho khách mà lại không làm,nguyên tìm cách trốn tránh gặp mặt.

    Nội dung giấy biên nhận tiền: " Tôi là....có đặt anh B làm cửa sắt cho nhà tôi, ngày 15/8/2013 tôi đã tạm ứng trước tiền cho anh B làm cửa sắt là 7triệu đồng. Hẹn đến ngày 10/9/2013 mà không đến lắp cửa cho gd tôi thì phải bồi hoàn gấp 3 lần số tiền đặt cọc " và có chữ ký nhận của ông B.

    Các luật sư cho em hỏi vậy em có thể kiện ông B về hành vi lừa đảo chiếm dụng tài sản được không? Nếu kiện thì em gửi đơn ở đâu, nội dung đơn ghi gì?

    Em xin cảm ơn các luật sư!

     
    4224 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #289810   05/10/2013

    tonphong
    tonphong

    Male
    Mầm

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2012
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 920
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 57 lần


    hình thức biên nhận như bạn nói đó là một hình thức giao kết hợp đồng thôi và để chứng minh một hợp đồng thuộc vào dân sự thành lừa đảo trong hình sự tì thật sự không dễ chút nào. Bạn chỉ có thể khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự yêu cầu tòa án phán quyết B vi phạm hợp đồng phải trả lại tiền và thực hiện theo như biên nhận đã ghi.

    Nếu ông B nhận tiền của vợ chồng bạn mà ông B chẳng những không làm cửa cho bạn sau đó trốn khỏi địa phương. như thế mới có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và nếu như thế thì bạn nên đến công an nới có bạn và ông B cư trú để để trình bày.

    thân chào bạn!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tonphong vì bài viết hữu ích
    nguyenhaiha7777 (07/10/2013)
  • #289815   05/10/2013

    thanhloanhp
    thanhloanhp
    Top 500
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/08/2013
    Tổng số bài viết (218)
    Số điểm: 1330
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 95 lần


    Vì ông B đã thừa nhận việc có giao kết HĐ với gia đình bạn, xin gia hạn HĐ nhưng bạn không đồng ý, thì bạn toàn quyền có thể yêu cầu ông B bồi thường theo đúng cam kết. Như vậy, quan hệ này chỉ là QH pháp luật DS thông thường, để chuyển thành lừa đảo chiếm đoạt tài sản - QH pháp luật HS thì không đơn giản như bạn nghĩ. Để đảm bảo quyền lợi của gia đình bạn yêu cầu ông B trả tiền và bồi thường thiệt hại. Nếu không trả bạn có thể khởi kiện ra tòa dân sự cấp huyện để dc giải quyết.

    Nguyễn Thị Thanh Loan - Chuyên viên tư vấn luật

    Tổng đài: 1900 6202 (miễn phí)

    Công ty Luật Thành Đạt

    website: luatthanhdat.net

    gmail: luatthanhdat.hn@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhloanhp vì bài viết hữu ích
    nguyenhaiha7777 (07/10/2013)