Ý kiến của boyluat đưa ra rất hay nhưng phần bạn nói là "nhưng nếu vụ việc DN đuổi việc 3 công nhân mà lại nhờ HĐTT thì mình thấy không hợp lý lắm, vì công ty đuổi việc họ với lý do là họ có những hành động gây bất ổn, chứ không phải là vì họ đại diện cho 250 người LĐ nên đây chỉ là tranh chấp lao động cá nhân thôi." mặc dù cũng có lý và nếu đây là tranh chấp lao động cá nhân thì doanh nghiệp X đuổi việc 3 công nhân trong ban đại diện vì hành vi gây bất ổn, vậy đuổi việc ở đây coi như bị sa thải, mà nếu sa thải công nhân với lý do này có đúng không khi mà Khoản 1 Điều 85 BLLĐ quy định chỉ được sa thải NLĐ trong những trường hợp sau:
+ Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ công nghệ kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp.
+ NLĐ bị xử lí kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỉ luật hoặc bị xử lí kỉ luật cách chức mà tái phạm.
+ NLĐ tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn một năm mà không có lý do chính đáng.
Hơn nữa việc sa thải NLĐ phải đảm bảo đúng thủ tục được pháp luật quy định như: phải tiến hành phiên họp kỉ luật,có sự tham gia của ban chấp hành công đoàn cơ sở và có mặt của người bị kỉ luật, sau khi sa thải phải báo cho cơ quan quản lí lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương biết.
Tuy nhiên, ở đây Doanh nghiệp X đã làm sai thủ tục sa thải chứ chưa bàn đến lí do sa thải có đúng luật hay không. Mà theo quy định tại điều 41 BLLĐ NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật thì phải nhận người lao động trở lại làm việc, phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp (nếu có)...
tạm thời như vậy đã, nếu có ý tưởng gì mới mình sẽ tiếp tục nhé!