Hiện nay cha của bạn chấp nhận trả lại cho bạn 20 cây vàng, nghĩa là ông công nhận ngày xưa ông có vay bạn số tài sản ấy. Tuy nhiên, vay để làm việc gì thì chưa rõ, bạn cũng không có chứng cứ gì chứng minh số vàng 20 lượng kia là phần hùn của mình trong việc mua căn nhà 40 lượng. Do đó khi bạn khởi kiện ra Toà, có thể có 2 khả năng như sau :
1/- Vì người cha đã công nhận có vay của bạn 20 lượng vàng năm 1998 nên chắc chắn Toà sẽ tuyên buộc ông ta phải trả cho bạn số tài sản này và có thể kèm theo lãi suất theo như lãi suất của Ngân hàng tương ứng cùng thời hạn cho bạn.
2/- Vì người cha đã công nhận có vay của bạn 20 lượng vàng và trong quá trình thẩm định, xác minh, Toà biết chắc số vàng trên được ba bạn dùng vào việc mua nhà ( tương ứng 1/2 giá trị căn nhà ) chắc chắn Toà sẽ tuyên buộc ba bạn phải trả cho bạn 20 lượng vàng đã vay và có thể kèm theo một phần lợi nhuận từ việc mua - bán căn nhà nói trên.
Tóm lại, vì ba của bạn thừa nhận có vay cho nên khi khởi kiện chắc chắn bạn lấy lại được 20 lượng vàng đã cho vay. Còn chuyện được hưởng lãi suất như thế nào hay được chia lợi nhuận mua- bán nhà ra sao còn phải trông vào bãn lĩnh của bạn và lương tâm của người có thẩm quyền xét xử. Bãn lĩnh của bạn thể hiện ở chổ có tìm được hay tạo được chứng cứ thể hiện 20 lượng vàng của mình là hùn vào mua căn nhà 40 lượng với cha hay không ? Còn lương tâm của người có quyền xét xử thể hiện ở chổ họ có công tâm khi thẩm định vụ việc hay không. Ví dụ, luật pháp qui định đương sự có nghĩa vụ phải cung cấp chứng cứ cho Toà, chứng cứ bên nào mạnh thì bên đó thắng ! Bạn không nộp được chứng cứ đã hùn 20 lượng vàng mua nhà 40 lượng với cha thì Toà xử bạn thua kiện, chỉ được nhận lại 20 lượng cho vay và được cha thừa nhận thôi. Còn nếu quan Toà có lương tâm, chịu khó tìm hiểu, xác minh sẽ không khó gì trong việc chứng minh thời điểm 1998 cha của bạn đã sử dụng 20 cây vàng của bạn vào việc mua căn nhà 40 lượng này, chỉ 1 vài thủ thuật nghiệp vụ là chính ba của bạn sẽ nói ra điều đó thôi mà !
Tôi cũng có thế mách bạn cách tạo chứng cứ, nhưng tôi không làm vì nghĩ rằng bạn là con, không nên quá căng thẳng với cha như thế. Cha nào không thương con và thường cha cố tạo sự nghiệp, tài sản cũng chỉ để lại cho con cháu bằng người, bạn nên giải quyết với cha theo đúng tình cha - con và hãy nhớ câu : " Thua trời 1 vạn không bằng thua bạn 1 li ", bạn có thua cha 1 vạn lần cũng có sao đâu và bạn đừng nghĩ như thế là thiệt, trước sự hiếu thảo, ngoan hiền của con cái, ngưiờ cha nào rồi cũng có lúc phải nghĩ lại ! Trời ơi, tại sao lại có ý nghĩ cha con phải ra Toà giành giật tài sản hả bạn ?