đòi lai quyền nuôi con

Chủ đề   RSS   
  • #293978 28/10/2013

    hathuysplc

    Sơ sinh

    Lào Cai, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    đòi lai quyền nuôi con

    Tôi và chong tôi li di được 1 tháng và quyền nuôi con là do mẹ nuoi( con toi đc 26 tháng) nhưng chồng tôi ddã tự ý mang con tôi khỏi nơi cư trú đi ko đc sự đồng ý của tôi đã đc hơn 2 tháng. Gio cháu ko đc chăm soc thuong xuyên ốm đau. Tôi phai làm gi để đòi lại con tôi? Rất mong đc sự tư vấn của luật sư
     
    4301 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #293983   29/10/2013

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Về câu hỏi của bạn, Luật sư Ngô Thế Thêm trả lời như sau:

    Căn cứ Luật Thi hành án dân sự năm 2008 bạn làm đơn đề nghị Cơ quan thi hành án thực hiện việc cưỡng chế thi hành án để buộc giao con cho bạn.

    Do bạn không nói rõ là khi ly hôn là các bạn tự nguyện thỏa thuận giao con hay là đã có thỏa thuận nhưng chưa thực hiện việc giao con theo bản án, quyết định của tòa án.

    Mặc khác bạn có thể làm đơn đề nghị Cơ quan Công an để họ can thiệp vào vụ việc và sớm đưa cháu về với bạn.

    Sau khi cháu đã về với bạn rồi thì bạn phải có những biện pháp quản lý, chăm sóc cháu tốt hơn không để tình trạng này xảy ra nữa.

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #299374   26/11/2013

    luatsuphuthang
    luatsuphuthang

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    hathuysplc viết:
    Tôi và chong tôi li di được 1 tháng và quyền nuôi con là do mẹ nuoi( con toi đc 26 tháng) nhưng chồng tôi ddã tự ý mang con tôi khỏi nơi cư trú đi ko đc sự đồng ý của tôi đã đc hơn 2 tháng. Gio cháu ko đc chăm soc thuong xuyên ốm đau. Tôi phai làm gi để đòi lại con tôi? Rất mong đc sự tư vấn của luật sư

     

    Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về  việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn:

    “1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.”

    Như vậy, trường hợp này, con bạn dưới 3 tuổi, khi li hôn vợ chồng bạn không có thoả thuận khác thì Tòa án giao bạn sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng con, chồng bạn là người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con là phù hợp với quy đinh của pháp luật.

    Về quyền thăm nom con sau ly hôn, Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

    “Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.

    Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

    Do vậy, hành vi của chồng cũ xâm hại đền quyền nuôi dưỡng con của bạn là hành vi trái pháp luật. Toà án đã có bản án có hiệu lực pháp luật, nên bạn có quyền yêu cầu Toà án ban hành bản án/quyết định ly hôn; Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, cơ quan thi hành án cùng cấp cưỡng chế thực hiện thi hành bản án theo quy định của pháp luật. Toà án, VKS và cơ quan thi hành án sẽ có biện pháp phối hợp các lực lượng cơ quan chức năng tìm kiếm và bảo đảm quyền nuôi dưỡng con trực tiếp cho bạn theo quy định của pháp luật. Điều luật cũng cho phép bạn yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người chồng cũ do đã thực hiện hành vi gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con.

    Luật sư Nguyễn Phú Thắng (DĐ: 098 322 6968)

     

    Để hiểu nhau, tôi thích anh hoài nghi tôi để có ngày tin cho chắc chắn.

    ----------------

    INTERCODE CONSULT

    # 905B Hà Thành Plaza, 102 Thai Thinh Str., Hanoi., Vietnam

    T. : + 84 39 72 89 73 - 72

    F. : + 84 39 72 89 74

    E. : thangls@intercode.vn

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

Email: luatsungothethem@gmail.com