Đòi lại đất khi ủy quyền sử dụng cho người khác

Chủ đề   RSS   
  • #530146 01/10/2019

    Letamthuong

    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Đòi lại đất khi ủy quyền sử dụng cho người khác

    Gia đình cháu có mảnh đất ở. Vì tin tưởng 1 người nên bố cháu có ủy quyền sử dụng đất cho họ. Đến nay đã hơn 10 năm. Gia đình cháu muốn đòi lại nhưng họ không trả. Vậy cháu muốn hỏi luật sư có cách nào giúp gia đình cháu giải quyết việc này được không ạ?

     
    6691 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Letamthuong vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #530218   02/10/2019

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Để đòi được thửa đất đó bố bạn phải chứng minh nguồn gốc sử dụng đất của gia đình bạn là hợp pháp: Nguồn gốc đất thế nào? Gia đình bạn còn giữ giấy tờ kê khai đăng ký đất? Giấy tờ biên lai đóng thuế sử dụng đất hay không? Từ năm 1992 đến nay thì gia đình bạn có đóng thuế sử dụng đất hay không? Trong hồ sơ địa chính của chính quyền địa phương có tên của bạn không? ....

    Gia đình bạn chỉ có thể đòi lại được phần đất đó nếu có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013. Ngược lại, nếu bạn không có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 mà người đang sử dụng đất của gia đình bạn có một trong các loại giấy tờ đó thì sẽ không thể đòi lại được thửa đất đó.

    Bên cạnh việc chứng minh nguồn gốc đất đang tranh chấp, nếu việc bạn cho người  ủy quyền sử dụng đất mà có lập thành văn bản, thì đây cũng là một trong những cơ sở căn cứ giúp gia đình bạn có thể đòi lại đất. Theo đó gia đình bạn sẽ có thể đòi lại đất trên cơ sở căn cứ quy định tại Điều 164 Bộ luật Dân sự 2015 về các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu:

    Điều 164. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

    1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.

    2. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

    Theo quy định tại Khoản 9 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng quy định: “Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai..." là một trong những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

    Mặt khác, Điều 203 Luật đất đai 2013 cũng quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

    Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

    Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

    1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

    2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

    a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

    b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

    3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

    a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

    b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

    4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành”.

    Như vậy, thủ tục đòi đất sẽ được thực hiện như sau:

    - Gia đình bạn gửi đơn đề nghị hòa giải tới Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất đó để được hòa giải theo quy định tại Điều 135 Luật đất đai 2013. Trong thời hạn 30 ngày, Uỷ ban nhân dân sẽ phối hợp với các thành viên của Mặt trận tố quốc để hòa giải tranh chấp đất đai;

    - Nếu Uỷ ban nhân dân hòa giải không thành thì có thể gửi đơn đến Tòa án (nếu thửa đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai) hoặc Uỷ ban nhân dân cấp huyện để được giải quyết theo quy định của pháp luật..

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/10/2019)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.