Điều 131 BLDS. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm
lẫn
Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm
lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn
có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không
chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô
hiệu.
Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho
bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định
tại Điều 132 của Bộ luật này.
Điều 412. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự
Việc thực hiện hợp đồng phải
tuân theo các nguyên tắc sau đây:
1. Thực hiện đúng hợp đồng, đúng
đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả
thuận khác;
2. Thực hiện một cách trung
thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn
nhau;
3. Không được xâm phạm đến lợi
ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Theo đó, có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu do có dự nhầm lẫn về chất lượng vật mua bán, không đảm bảo nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự.
Tuy nhiên, vì anh K cũng nhặt viên đá đó chứ không phải của mình, nên theo điều 559 thì:
Người chiếm hữu,
người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn
trả cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó; nếu không tìm được chủ
sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó thì phải giao cho cơ quan nhà nước
có thẩm quyền. Theo khoản 2 điều 239 thì K phải giao nộp viên đá cho UBND phường, xã hoặc công an cơ sở gần nhất, sau 1 năm nếu vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu thì viên đá thuộc về K.