Đói cho sạch rách cho thơm nghĩa là gì? Trộm cắp tài sản bị xử lý như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #611030 26/04/2024

    hieu2421999

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:15/12/2023
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đói cho sạch rách cho thơm nghĩa là gì? Trộm cắp tài sản bị xử lý như thế nào?

    Trong thế giới đầy rẫy những thử thách và khó khăn, có nhiều người phải đối mặt với chúng hàng ngày. Nhưng bất chấp việc đối mặt với điều kiện sống khắc nghiệt đó, họ vẫn sống lương thiện và luôn giữ gìn sự trong sạch của bản thân. Điều đó được thể hiện mạnh mẽ qua câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm".

    1. Đói cho sạch rách cho thơm nghĩa là gì?

     

    Xét về nghĩa đen, từ "Đói" và "rách" đều là những từ miêu tả tình trạng nghèo khổ, thiếu thốn, nhưng mỗi từ lại liên quan đến một khía cạnh khác nhau trong cuộc sống. Từ "Đói" có thể hiểu là đang nói về tình trạng ăn uống không đầy đủ, trong khi "rách" đề cập đến sự thiếu thốn về cái mặc khi quần áo không trong tình trạng còn nguyên vẹn.

    Tuy nhiên, dù ở trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, con người vẫn không ngừng nỗ lực để tạo ra sự sạch sẽ, thơm tho trong cuộc sống của mình. "Sạch" và "thơm" ở đây không chỉ đơn giản là về vẻ bề ngoài, mà còn là về cảm giác thoải mái và tự tin mà chúng mang lại. Kể cả khi đang nghèo đói, con người vẫn biến sự khó khăn đó thành một cuộc sống tươm tất và sạch đẹp. Điều này thể hiện rõ qua từ "cho", thể hiện sự khẳng định của bản thân rằng dù đang trong tình trạng nghèo đói không đủ ăn đủ mặc, nhưng vẫn sống sạch sẽ, thơm tho.

    Từ nghĩa đen nêu trên, ta có thể hiểu nghĩa bóng của câu tục ngữ này dùng để chỉ rằng con người dù có cuộc sống có bần cùng, khốn khổ, thiếu thốn, khó khăn đến đâu đi chăng nữa thì cũng phải gìn giữ cho bản thân một tâm hồn trong sạch, lương thiện, nhân cách cao cả.

    Qua đó, câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng dù cuộc sống có khắc nghiệt, nghèo khó, thì điều quan trọng nhất vẫn là giữ cho lương tâm mình trong sạch. Điều đó cần được giữ gìn và rèn luyện mỗi ngày. Mặc dù điều kiện vật chất quan trọng, nhưng không vì thế mà đánh đổi nhân cách của bản thân chỉ vì tiền tài hoặc danh vọng. Hành động như vậy không chỉ không đáng, mà còn ảnh hưởng xấu đến phẩm chất và danh dự của mỗi người.

    2. Trộm cắp tài sản bị xử lý như thế nào?

     

    Trái ngược với câu tục ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm” thì nhiều người vẫn bất chấp tất cả thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhằm trục lợi cho bản thân, một trong số đó chính là hành vi trộm cắp tài sản.

    Theo đó, tùy vào mức độ vi phạm mà hành vi trộm cắp tài sản có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:

    Xử phạt vi phạm hành chính:

    Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng, cụ thể như sau:

    Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác

    1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;

    ...

    Ngoài ra, người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hoặc bị trục xuất đối với người nước ngoài. 

    Truy cứu trách nhiệm hình sự

    Trong trường hợp đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người có hành vi trộm cắp tài sản sẽ  bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 173 Bộ luật hình sự 2015, cụ thể như sau:

    Khung hình phạt cơ bản:

    - Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:

    + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    + Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

    + Tài sản là di vật, cổ vật.

    Khung hình phạt tăng nặng:

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    + Có tổ chức;

    + Có tính chất chuyên nghiệp;

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    + Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

    + Hành hung để tẩu thoát;

    + Tài sản là bảo vật quốc gia;

    + Tái phạm nguy hiểm.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    + Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

     

    Vậy nên, đừng vì lợi ích tiền tài mà đánh mất chính mình. Hãy sống lương thiện và tuân thủ pháp luật đúng với câu tục ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm”. 

     
    1436 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận