Độc chiêu vô cùng hiểm ác của Trung quốc đối với nhân dân ta

Chủ đề   RSS   
  • #112984 23/06/2011

    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Độc chiêu vô cùng hiểm ác của Trung quốc đối với nhân dân ta

    Năm 2001-2002, nông dân phía Bắc hồ hởi vì thương lái Trung Quốc thu mua long nhãn với giá 140.000- 80.000 đồng/kg, nhưng khi thu gom về bán, giá đã hạ xuống còn 40.000-60.000 đồng/kg...

    Năm 2001-2002, nông dân 10 tỉnh phía Bắc hồ hởi vì thương lái Trung Quốc thu mua long nhãn với giá 140.000 - 180.000 đồng/kg. Nhưng khi thu gom về bán, giá đã hạ xuống còn 40.000-60.000 đồng/kg...

    Năm 2004 giá chỉ còn 10.000 - 12.000 đồng. Nhiều nông dân trót mua nhãn đầu vụ với giá 10.000-15.000 đồng/kg, sấy xong giá long nhãn bằng với giá nhãn tươi khiến nông dân lỗ nặng.

    Năm 2004, thương lái Trung Quốc mua dưa hấu với giá 7.000-10.000 đồng/kg khiến nông dân khu vực miền Trung (nhất là Quảng Ngãi) đổ xô trồng dưa hấu. Tới tháng 4.2005, thương lái Trung Quốc dừng, không mua dưa hấu khiến hàng trăm xe chở dưa hấu dồn lại ở cửa khẩu Lạng Sơn không thể xuất vào Trung Quốc, nhiều chủ hàng buộc phải “tháo chạy” sau khi đổ bỏ hàng trăm tấn dưa hấu.

    Năm 2007-2008 lại tiếp tục rộ lên vụ Trung Quốc mua cau sấy với giá 80.000 đồng/kg. Thời điểm đó, nông dân tính cứ 5kg cau tươi= 1kg cau khô nên sấy cau sẽ có thu nhập hợp lý. Nhưng tới năm 2009-2010, thương lái tiếp tục “chiêu” mua nhỏ giọt với giá thấp và hiện nay không thu mua nữa.

    Giữa tháng 10.2010, khu vực vùng núi Kiên Giang có thông tin thương lái Trung Quốc mua tắc kè (loại 300gr/con) với giá hàng trăm triệu đồng. Hậu quả của tin đồn đó là hàng trăm ngàn con tắc kè nhỏ bị săn lùng tận diệt để bán nhưng chỉ được với giá rẻ.

    Cuối năm 2010- đầu năm 2011, khu vực miền Bắc rộ lên thông tin thương lái Trung Quốc thu mua… đỉa với giá 2 triệu đồng/kg. Nhiều tỉnh như Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh đã thành lập hẳn các chi nhánh thu mua đỉa tươi, đỉa phơi khô. Cũng theo “tin đồn”, thương lái mua với số lượng “khủng” 300-400kg/đợt. Giá thu mua đỉa tươi lên tới 10.000 đồng/con. Thế nhưng, tới thời điểm này, phong trào thu mua đỉa đã bắt đầu “xẹp”.

     
    25518 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #113399   25/06/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần
    SMod

    Những vụ này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau : do cơ chế thị trường, do sự hám lợi của một số người, do một số người tung tin sai lệch để kiếm lời, v...v.... Tại sao lại gán cho cái mác "độc chiêu hiểm ác của Trung Quốc" nhỉ ???

    Theo đà này thì khi thị trường chứng khoán lên hay xuống có khi cũng do "âm mưu thâm độc của Trung Quốc"
     
    Báo quản trị |  
  • #113417   25/06/2011

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    @#33cccc;" class="TV_SMOD">ntdieu,
     Thực ra chủ topic gán cho vấn đề trên cái mác "độc chiêu hiểm ác" của TQ thì hơi quá nhưng đúng là trên thực tế, các nhà thương lái TQ được coi là bậc thầy trong việc kiểm soát thị trường theo kiểu "tin đồn" nói trên. Chiêu này được sử dụng trên mọi mặt hàng mà có thương lái TQ mua bán, từ mua bán nhỏ cho đến mua bán lớn.
    Người VN ta vốn không tinh thông việc mua bán bằng TQ, chỉ hám lợi nhỏ, lại hay chạy theo tin đồn nên bị thương lái TQ ép giá là chuyện thường ngày ở huyện.

    CV

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chaulevan vì bài viết hữu ích
    ntdieu (25/06/2011)
  • #113427   25/06/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần
    SMod

    @ chaulevan : Đồng ý là thương gia Trung Quốc có rất nhiều người là bậc thầy trong buôn bán.

    Tôi chỉ muốn đưa ra nhận xét khách quan một chút. Không nên vì lý do tranh chấp ngoài biển mà tất cả mọi xấu xa đều gán cho Trung Quốc một cách mù quáng.
     
    Báo quản trị |  
  • #113473   25/06/2011

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Không phải những điều sai trái nào chúng ta cũng đều đổ lỗi cho Trung quốc nhưng thật ra mà nói Trung quốc là kẻ ỷ lại nước lớn, dân đông, kinh tế mạnh rồi muốn làm gì hoặc muốn nói gì tùy ý Trung quốc. Chúng ta thử nghỉ Việt nam hết sức tế nhị không muốn nêu những điều xấu xa của Trung quốc ra công luận để bảo vệ danh dự cho Trung quốc nhưng Trung quốc lại làm ngược lại. Đó là lừa dối chúng ta, lừa dối nhân dân thế giới; hăm dọa Việt nam; phô trương sức mạnh quân sự để uy hiếp hòng làm cho Việt nam và các nước khác khiếp sợ. Trung quốc đã nhầm rồi. Trên thế giới này chưa thấy nước nhỏ nào sợ nước lớn, chưa thấy nước yếu nào sợ nước mạnh; chưa thấy ai phải sợ trước sự phô trương lực lượng để uy hiếp.
     
    Báo quản trị |  
  • #113481   25/06/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần
    SMod

    Chào Votanhung, bài viết vừa rồi của bạn rất có lý, nhưng tiếc rằng những lý lẽ này chẳng liên quan gì đến những "độc chiêu vô cùng hiểm ác" ở bài viết đầu tiên của bạn.
     
    Báo quản trị |  
  • #113483   25/06/2011

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Cảm ơn ntdieu !
    Đúng là không liên quan chi đến tiêu đề đầu tiên. Mình chỉ muốn trấn an các bạn là không phải cái gì cũng đổ lỗi cho TQ. Nhưng sự thật Trung quốc là người bắt ép và dùng sức mạnh để hăm dọa Việt nam.
    Cập nhật bởi Votanhung ngày 25/06/2011 09:37:39 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #115720   05/07/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần
    SMod

    Vụ này không biết có phải là một "độc chiêu hiểm ác" của Trung Quốc nữa không nhỉ emoticon

    Thương nhân TQ lũ lượt đến Lục Ngạn mua vải

    Những vườn vải thiều ở Lục Ngạn - thủ phủ vải của tỉnh Bắc Giang và cả nước - chưa chín rộ nhưng thương lái Trung Quốc thì đã tấp nập ở huyện này.

    Hàng đẹp xuất sang Trung Quốc

    Từ cuối tháng 6/2011, thương lái Trung Quốc đã có mặt tại Lục Ngạn để thuê kho bãi và bắt đầu thu mua vải thiều dù phải đến trung tuần tháng 7 vải thiều tại đây mới chín rộ.

    Bắt đầu từ phố Sàn (xã Phương Sơn) qua phố Kim (xã Phượng Sơn) về trung tâm huyện lỵ Lục Ngạn, con đường dài chừng mươi cây số đã có hơn 40 điểm thu mua vải của cả thương nhân người Việt lẫn người Trung Quốc. Riêng tại phố Kim, chúng tôi đếm được gần chục điểm thu mua do thương lái Trung Quốc đứng ra trực tiếp chọn hàng, cân hàng.

    Toàn văn bài viết xem ở đây

    Nguồn : sgtt.vn
     
    Báo quản trị |  
  • #115863   06/07/2011

    doanhth
    doanhth

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:08/08/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Điều này cho chúng ta thấy, VN phụ thuộc rất nhiều vào TQ. Tình trạng này còn kéo dài thì công cuộc bảo vệ đất nước còn trông gai lắm.
     
    Báo quản trị |  
  • #115888   06/07/2011

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Đồng ý Trung quốc là nước dân đông, có lợi thế cho công việc làm ăn giao lưu buôn bán nhưng vì Trung quốc quá nham hiểm và hầu như Trung quốc không từ bỏ thoái nham hiểm đó từ đời này qua đời khác. Vì vậy Việt Nam ta luôn thực hiện chính sách cởi mở đa phương hóa, đa dạng hóa và nhất là quan hệ với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập của nhau. Chúng ta xem Trung quốc là một trong tất cả các nước có mối quan hệ đó, chứ không nên lệ thuộc vào Trung quốc.
    Trung quốc là nước có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới nhưng hầu như trên thế giới này không ai ưa chuộng gì các mặt hàng sản xuất ra từ Trung quốc, vì :
    - Kém chất lượng
    - Chứa nhiều chất độc hại.
    Trong khi Trung quốc mua hàng hóa của các nước khác hàm ý phá hoại nền kinh tế của nước đó. 
     
    Báo quản trị |  
  • #115902   06/07/2011

    nguyentienhieu
    nguyentienhieu

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2011
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 240
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    cần nhìn sâu vào vấn đề

    không chỉ có những mặt hàng đó mà là rất rất nhiều " chiêu" của nước " bạn", nếu chúng ta ko tỉnh thì sập ngay

    gần đây là hàng loạt mặt hàng như thu mua lợn làm thịt lợn trong nước khan hiếm, cùng với đó là mua cám với giá cao, gần nhất là mua trứng...vịt ( chưa biết để làm gì)

    không thể trách người nông dân, bởi giá cao thì bán, có lời thì tham gia

    chỉ nên trách chính sách quản lý của chúng ta, cần bền vững và dài hơi....không nên chụp dật, tư duy ngắn hạn

    NĐ & ASSOCIATES

    NGUYỄN ĐĂNG VÀ CỘNG SỰ

    *** Doanh nghiệp; Hợp đồng; Giấy phép con

    *** Sáp nhập, mua & bán Doanh nghiệp

    *** Công chứng, chứng thực

    Hotline : 0976.926.557

     
    Báo quản trị |  
  • #116413   08/07/2011

    MINHTRUNG1980
    MINHTRUNG1980

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2010
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 275
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 4 lần


    Theo tôi nghĩ cơ quan quản lý của Nhà nước ta nên có chủ trương cụ thể về việc hướng nông dân trồng cây gì, nuôi con gì có hiệu quả kinh tế cao và mang tính chất bền vững, lâu dài. Và trong sản xuất nông nghiệp phải có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà nông-Nhà nước và nhà khoa học thì mới phát triển kinh tế bền vững. Trong cơ chế quản lý cần điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.

    Nếu chúng ta làm được những điều đó ngay từ hôm nay thì tôi nghĩ chúng ta sẽ không bị phụ thuộc vào thương lái Trung Quốc nữa, chúng ta cũng không phải nghe thương lái Trung Quốc tung tin thu mua những sản phẩm giá trị cao lại ùn ùn đổ xô nhau làm theo để rồi thua lỗ nặng làm ảnh hưởng đến kinh tê nước nhà.

    Sự việc này diễn ra nhiều lần và mang tính chất phá hoại kinh tế ta rõ rệt bởi vậy theo tôi: Cơ quan chức năng nên vào cuộc nhằm tuyên truyền vận động và định hướng nhân dân nhằm giúp nhân dân nhận biết được mặt lợi và hại để nhân dân phòng trách.
     
    Báo quản trị |  
  • #119787   25/07/2011

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    #c0504d; font-size: 18px;">Nhân dân ta hãy cảnh giác cao độ với Trung quốc

    Từ việc mua móng trâu, rễ hồi, ốc bươu vàng tới việc săn lùng gỗ sưa rao giá bạc tỷ hay sẵn sàng thu mua phế liệu với giá cực cao – những hành động tưởng như vô thưởng vô phạt nhưng lại ẩn chứa những dụng ý sâu xa của lái thương Trung Quốc..
    Nhiều năm trở lại đây, người dân Việt Nam (VN) đã nằm lòng những câu chuyện xoay quanh việc tận thu hàng hóa một cách rất “khó hiểu” của người Trung Quốc (TQ). Đã có thời, thương lái TQ đi khắp các chợ ở vùng quê VN thu mua rễ hồi. Ngay sau đó, một chiến dịch triệt phá rừng hồi, một dược liệu quý hiếm của VN, đã diễn ra.

    Thêm vào đó, TQ còn mua râu ngô non khiến hàng loạt nông dân triệt phá nương ngô mang bán, và thiếu đói ở một bộ phận dân chúng xảy ra. Không những thế, những năm 90 của thế kỷ trước, khi ốc bươu vàng được nhập khẩu từ TQ vào VN, người ta chỉ biết đến nó như một nguồn thực phẩm mới, thậm chí, một phương pháp làm giàu. Chỉ đến khi dịch ốc bươu vàng bùng phát trên toàn quốc, những cánh đồng bị tàn phá dưới miệng ốc, thì chúng ta mới thấy thâm ý của của những hành động này.
    Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam xin điểm một số sự kiện lớn gây rúng động xã hội VN trong suốt thời gian qua về chính sách thu mua của TQ, gây tổn thất không nhỏ tới nền kinh tế của VN.
    1. TQ mua mèo, đại dịch chuột hoành hành năm 1997
    Theo lời bác Nguyễn Bảo Sinh – người được mệnh danh là “vua chó mèo” đất Hà Thành, đại dịch chuột kinh hoàng nhất trong lịch sử diễn ra vào những năm 1997 – 1998.
    Khi đó, TQ ráo riết thu mua mèo với giá cao. Người dân VN lùng sục khắp các thôn bản, ngõ ngách, nhà nào có mèo là mua về để bán sang TQ. “Thậm chí, dân mình còn tự ăn cắp mèo của nhà hàng xóm đem bán. Tình trạng bắt trộm mèo trong dân diễn ra khá phổ biến, đời sống của bà con xóm làng được phen xáo trộn, điên đảo khi người này nghi ngờ người kia,…” – ông Sinh cho biết.
    Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, toàn miền Bắc đã thưa vắng bóng dáng mèo, giống mèo ta mất hút trên thị trường. Đó là một trong những nguyên nhân khiến đại dịch chuột bắt đầu hoành hành, người dân phải mua bả chuột để bẫy nhưng cũng không đạt hiệu quả như mong muốn. “Mùa màng thất bát, lúa gạo trong nhà bị chuột chén sạch, cơn khát diệt chuột chưa bao giờ cháy bỏng đến mức ấy”- ông Sinh nhớ lại.
    Mãi tới năm 1999, khi trại mèo công nghiệp đầu tiên tại miền Bắc ra đời, cộng thêm với việc lai tạo mèo nước ngoài của bác Sinh, các giống mèo bắt đầu lan rộng, đại dịch chuột đã giảm đi trông thấy.
    2. Thu mua móng trâu, tan hoang sức kéo của nông dân
    “Mình không nhớ rõ năm nào, nhưng khoảng 2003 – 2004, đi công tác trên biên giới Cao Bằng, mình đã lên Đồn Biên phòng Trà Lĩnh cùng anh em đi phục bắt “đối tượng buôn lậu nguy hiểm”. Khi bắt được đối tượng, mở mấy bao tải tang vật để kiểm đếm, lập biên bản, cả Tổ công tác, từ sỹ quan đến chiến sĩ, xuất phát từ con nhà nông dân từ đồng bằng đến miền núi đều nghiến răng kèn kẹt: “Tiên sư bọn nó” khi thấy những móng trâu vẫn còn thâm máu, vỡ vụn xương”, anh Mai Thanh Hải (Hà Nội) chia sẻ.
    Có thời điểm, thương lái TQ ráo riết về các chợ nông thôn VN thu mua móng trâu với giá rất cao, thậm chí những cái móng từ 4 chân của một con trâu được họ mua với giá hơn hẳn một con trâu. Thế là nông dân VN đua nhau giết trâu lấy móng, cho dù thịt trâu có phải bán đổ bán tháo vẫn cứ lời.
    Cái gọi là “chính sách thu mua” của TQ hồi ấy hướng vào mặt hàng “móng trâu” khiến không biết bao nhiêu con trâu đang tuổi cày kéo phải tập tễnh lê lết và sau đó biến thành các món trâu khô, trâu xào rau muống, trâu kho… bởi ban đêm, kẻ gian lẻn vào chuồng, giơ dao quắm, dao rựa phang thẳng vào chân, chặt móng.
    Và chỉ một thời gian rất ngắn, chính sách này đã triệt phá khá lớn sức kéo của nông dân nghèo VN, bà con lại phải sang bên kia “xuống nước” để mua lại sức kéo.
    3. Hết móng trâu, nông dân lại “vàng mặt” vì nạn chè vàng
    Giữa năm 2007, tại các tỉnh biên giới và trung du như Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Thái Nguyên xôn xao về việc các thương nhân TQ đi thu gom không chỉ là chè khô mà cả búp chè tươi, chè héo và dụng cụ chế biến thô của Việt Nam mang về chế biến.
    Tình trạng thu mua này dẫn đến việc giá chè được đẩy lên cao bất thường, từ 15.000 lên 25.000 đồng/kg lên 75.000 – 90.000 đồng/kg. Tại Phú Thọ, Tuyên Quang… giá chè nguyên liệu tươi cũng được đẩy lên 5.000 đồng/kg (tăng gấp đôi so với ngày thường). Cây chè vì thế mà bị vặt vô tội vạ, còn các nhà máy trong nước thì điêu đứng vì không có nguyên liệu chế biến.
    Trước cơn “lốc” thu mua chè vàng của lái buôn TQ, TS. Trần Văn Giá, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Chè VN chua xót: Hậu quả nhãn tiền của nạn chè vàng là cây chè bị khai thác cạn kiệt, chất lượng ngày càng kém là do thu hái không đúng quy trình kỹ thuật.
    Khi giá chè vàng được đẩy lên bất thường, chỉ sau một thời gian ngắn đã bắt đầu giảm và trở lại như trước. Phía TQ từ chối mua các loại chè giả chè vàng, do vậy, tại các cửa khẩu còn tồn đọng từ 5.000 – 7.000 tấn chè khô. Bà con nông dân chưa kịp vui mừng vì giá chè cao nay phải đối mặt với tình trạng thua lỗ do chè vàng ế ẩm.
    Cũng do tình trạng mua bán nguyên liệu kiểu vơ vét, tận thu nên các doanh nghiệp (DN) chế biến chè VN lao đao vì thiếu nguyên liệu trầm trọng. Nhiều DN phải mua nguyên liệu không đảm bảo về sản xuất. Đã có hợp đồng bị phá vỡ, DN đành chịu lỗ vì không đủ hàng giao kéo theo hàng nghìn công nhân không có việc làm.
    Uy tín chè VN cũng bị ảnh hưởng, mà biểu hiện rõ nhất là có DN nước ngoài đã quay lưng với chè Việt. Thậm chí, một công ty nước ngoài đã kiện Công ty chè Sông Lô và Công ty chè Nghệ An vì phá vỡ hợp đồng do thiếu nguyên liệu để giao. Hiệp hội Chè thời điểm đó đã rất lo ngại: “Nếu tình trạng chảy máu chè vàng còn tiếp tục, sẽ có thêm nhiều nhà máy chè phải đóng cửa”.
    4. TQ mót phế liệu, kẻ xấu đua nhau cắt cáp quang
    Tháng 4/2007, các cơ quan quản lý tá hỏa khi tuyến cáp quang quốc tế TVH nối Việt Nam với Thái Lan và Hồng Kông bị cắt trộm. Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông sau đó ước tính 11 km cáp quang bị cắt đã gây thiệt hại hàng chục triệu USD. Vụ trưởng Vụ Viễn Thông- Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Phạm Hồng Hải khi đó đã khuyến cáo rằng: “Sợi cáp quang không thể bán cho người thu mua phế liệu vì lõi làm bằng thủy tinh chứ không phải làm bằng đồng”. Nhưng khuyến cáo đó không có tác dụng.
    Liền sau đó, liên tiếp xảy ra các vụ cắt cáp ở hàng loạt các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Sự thể bấy giờ nghiêm trọng đến mức các lực lượng Hải quân, Biên phòng, Công an được huy động tuần tra để bảo vệ cáp, có ý nghĩa như những huyết mạch nối Việt Nam với thế giới.
    Tổng cục Cảnh sát thậm chí có lệnh cấm khai thác “cáp phế liệu” gửi hầu hết tỉnh, thành và từ động thái này, lại lòi ra chuyện một vài tỉnh thậm chí còn cấp phép cho ngư dân khai thác phế liệu đối với loại tài sản quốc gia quan trọng như cáp quang biển. Khi quăng lưới, cắt cáp, họ không phân biệt được, cũng chả cần phân biệt cáp với cá có gì khác nhau khi bản chất vẫn là chuyện “quy ra tiền”.
    Vài tháng sau đó, khi nữ “cáp tặc” Nguyễn Thị Bích Phượng bị bắt giữ tại Bà Rịa – Vũng Tàu, bị đưa ra tòa và lĩnh án 12 năm tù, người ta mới hiểu tại sao Phượng sẵn sàng thế chấp tài sản, mua 3 con tàu chỉ để đi cắt trộm cáp quang trên biển bán phế liệu. Rất đơn giản bởi người mua là các thương lái Trung Quốc

     

     
    Báo quản trị |  
  • #119805   25/07/2011

    Tranthungvp
    Tranthungvp

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/03/2011
    Tổng số bài viết (97)
    Số điểm: 1230
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 33 lần


    Tất cả chỉ là do cơ chế thị trường. Người nông dân chưa thích nghi được trong khi nhà nước lại không thể thực hiện chính sách bao tiêu với tất cả mặt hàng nông sản. Không thể chách người khác trong chỉ vì mình quá kém kỏi!!!

    VPI LAW

    Chuyên về tư vấn kinh doanh thương mại, bất động sản và tố tụng.

    Hotline: 093.633.1826

    Email: tranthunglaw@gmail.com

    website: www.vpilaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #121852   04/08/2011

    thanhkien78
    thanhkien78

    Sơ sinh

    Ninh Bình, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2011
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 250
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Tranthungvp viết:
    Tất cả chỉ là do cơ chế thị trường. Người nông dân chưa thích nghi được trong khi nhà nước lại không thể thực hiện chính sách bao tiêu với tất cả mặt hàng nông sản. Không thể chách người khác trong chỉ vì mình quá kém kỏi!!!


    Đúng là một phần cũng do chính sách và sự quản lý yếu kém, tuy nhiên cũng phải nhắc nhở để người dân mình biết để không bị TQ lợi dụng ngầm phá hoại kinh tế của mình.
    Phân tích những việc làm bỉ ổi của TQ để dân ta đồng lòng trong công cuộc tự bảo vệ mình và đất nước, bà con nông dân nên hiểu rằng cá nhân mình được lợi 1 thì kinh tế của cả nước (thậm chí bản thân) trong tương lai mất 10. Những thứ mà TQ thu mua của bà con về đa phần chúng ...tiêu hủy luôn cho rảnh và sau đó ung dung chờ xem ... hậu quả (đối với dân mình).
     
    Báo quản trị |  
  • #119972   26/07/2011

    vohong789
    vohong789

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Nhận thức của dân chúng ta còn thấp, hơn nữa kinh tế chúng ta còn nghèo nên thấy lợi là ham. Dù vậy, qua nhiều chuyện xảy ra chúng ta càng thấy rõ được bộ mặt của Trung Quốc, chúng quyết tâm phá kinh tế chúng ta suy yếu xong mới đến chiếm đất ta. Chúng ta chỉ còn cách đợi các chính sách của Nhà Nước và nâng cao trình độ nhận thức của nhân dân, bên cạnh đó là nâng cao truyền thống lòng yêu nước của mỗi người, chứ chúng ta không thể làm gi khác ví dụ như tẩy chay hàng Trung Quốc vì nó đã chiếm lĩnh thị trường chúng ta quá nhiều.
     
    Báo quản trị |  
  • #120249   27/07/2011

    minhanh1605
    minhanh1605

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2011
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 530
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 4 lần


    Không biết các bạn có biết thông tin  này chưa.

    " Đối với Trung Quốc chỉ có thể làm bạn chứ không thể làm anh em"

    Thầy giáo lịch sử của em mình cho biết đó là một trong những  lời dặn của Bác Hồ đấy ạh
     
    Báo quản trị |  
  • #120290   27/07/2011

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    minhanh1605 đã viết :
    " Đối với Trung Quốc chỉ có thể làm bạn chứ không thể làm anh em"

    Đúng. Nếu lật lại tất cả các trang lịch sử từ xưa cho đến nay, ta thấy Trung quốc luôn luôn lăm le tìm mọi cách để xâm lấn ắt nạt Việt nam.
     
    Báo quản trị |  
  • #124409   18/08/2011

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    THƯƠNG NHÂN TRUNG QUỐC VÀO RA VIỆT NAM NHƯ CHỖ KHÔNG NGƯỜI
    #3e3e3e; font-family: tahoma;">
    Từ chuyện thương lái Trung Quốc đến tận cảng cá, ao vườn… để thu gom nông hải sản từ chính tay những người nông ngư dân mà báo chí đã liên tục lên tiếng từ mấy tháng nay.

    Họ thu mua đủ loại từ cao su, thủy hải sản, trứng vịt, dừa, vải thiều, sắn lát, thịt gia cầm… cho tới các nguyên liệu gỗ, giấy, hồ tiêu…với giá cao hơn giá thị trường #3e3e3e; font-family: tahoma;">khiến cho các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh không lại, nhiều doanh nghiệp sản xuất phải lên tiếng kêu cứu vì thiếu nguyên liệu đầu vào.

    Bên cạnh việc nông dân vui mừng vì bán được giá cao hơn là những tai hại, rủi ro mà báo chí cũng đã vạch ra. “…đa số đều cho rằng sự quá phụ thuộc vào một thị trường, nhất là thị trường Trung Quốc, lại còn chủ yếu là xuất khẩu theo dạng tiểu ngạch đang chứa đựng nhiều rủi ro tìm ẩn.

    Ngoài ra, việc chạy theo nhu cầu bất thường của các thương nhân Trung Quốc sẽ dễ dẫn đến việc phá vỡ quy hoạch sản xuất của chúng ta. Và, việc thu gom ồ ạt của thương nhân Trung Quốc sẽ gây ra sự mất cân đối cung cầu cục bộ đối một số sản phẩm trong nước.

    Những lo ngại này rất đáng quan tâm bởi trong quá khứ đã không ít lần nông dân Việt Nam đã phải ngậm “trái đắng”.

    Còn nhớ, những năm 2001 – 2002 nông dân và thương lái ở các tỉnh phía Bắc đã phải ngậm ngùi nhìn giá long nhãn rớt giá thê thảm từ 140.000 – 180.000 đồng/kg xuống còn 40.000 – 60.000 đồng/kg, thậm chí năm 2004, giá chỉ còn 10.000 – 20.000 đồng/kg.

    Cũng trong những năm 2004 – 2005, đứng trước việc thương lái Trung Quốc thu mua dưa hấu với giá khoảng 10.000 đồng/kg nên nông dân miền Trung đã ồ ạt trồng dưa hấu nhưng “kết quả” của niềm vui ấy là hàng trăm xe chở dưa hấu phải nằm lại và đổ bỏ ở cửa khẩu Lạng Sơn do không xuất được sang Trung Quốc.

    Và rất nhiều ví dụ khác tương tự đều có nguyên nhân từ việc thu gom của thương nhân Trung Quốc như quả cau vào những năm 2007 – 2008, rau bắp non, tắc kè hay đỉa trong thời gian gần đây, … (“Bất ngờ từ việc Trung Quốc săn lùng nông sản VN”, báo SGTT).

    Cũng trong bài báo này, tác giả đề cập đến một đặc điểm cũng rất đáng lưu ý là việc thương nhân Trung Quốc yêu cầu các sản phẩm của VN phải đóng gói, dán nhãn Trung Quốc “

    Như vậy, những sản phẩm do chính tay nông dân Việt Nam làm ra nhưng vẫn mang thương hiệu khác, điều này cho thấy các sản phẩm nông sản này cũng chẳng khác gì so với những mặc hàng gia công khác như may mặc, điện tử, phầm mềm, …

    Và khi đó, các sản phẩm chất lượng cao từ Việt Nam lại đang phải đành “núp bóng” dưới các thương hiệu Trung Quốc.

    Nhưng trớ trêu thay khi các sản phẩm kém chất lượng có xuất xứ từ Trung Quốc như quả dâu tây và rất nhiều sản phẩm khác thì lại đang xuất hiện với các thương hiệu Việt Nam và được bày bán công khai tại thị trường Việt Nam!”

    Xưa nay, người VN đã có những “kinh nghiệm xương máu” khi làm ăn với Trung Quốc. Họ không tôn trọng luật pháp, luật lệ quốc tế, cũng không tôn trọng sức khỏe của người tiêu dùng, chỉ nghĩ đến cái lợi của mình, trở mặt như chơi. Nếu các nước châu Âu mua hàng của VN, chắc chắn sẽ không có hiện tượng bắt VN phải dán nhãn của họ. Chưa kể, hàng hóa TQ từ lâu nay vẫn bị mang tiếng hàng dỏm, kém chất lượng, độc hại, bị nhiều nước tẩy chay. Nay với hiện tượng “tráo nhãn” như vậy thì chẳng bao lâu hàng VN cũng sẽ bị mang tiếng, bị tẩy chay. Nền kinh tế VN sẽ khốn đốn.



    ( Còn tiếp ...)

    #3e3e3e; font-family: tahoma;">Last edited by Tigon; 18-08-2011 at #3e3e3e; font-family: tahoma;">01:58 AM#3e3e3e; font-family: tahoma;">.

    #3e3e3e; font-family: tahoma;">#3e3e3e; font-family: tahoma;">Reply With Quote

     

     
    Báo quản trị |  
  • #124746   19/08/2011

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Doanh nhân Trung Quốc vừa nắm giữ hơn 70% cổ phần của công ty chăn nuôi CP Việt Nam, một động thái gây lo ngại về thu mua nông sản và kiểm sóat thị trường gia cầm tại Việt Nam.

    Theo một số thông tin, Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam chi phối 50% thị phần cả nước về cung cấp trứng gà công nghiệp, 20% thị trường thức ăn gia súc và 5% lượng thịt heo. Vào cuối tháng 7 vừa qua công ty mẹ của CP Việt Nam là CPG ở Thái Lan đã chuyển nhượng 71% cổ phần sở hữu CP Việt Nam cho Công ty CP Pokphand trụ sở ở HongKong gọi tắt là CPP. Công ty này có thị phần nhất định ở Trung Quốc.
    Vụ chuyển nhượng này diễn ra trong bối cảnh thương nhân Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam thu gom nông thủy sản. Với việc người Trung Quốc nắm giữ thị phần chi phối ở CP Việt Nam, thì việc này được cho là càng trở nên dễ dàng hơn.  

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Votanhung vì bài viết hữu ích
    hoanghienlhk33 (20/08/2011)
  • #124896   20/08/2011

    hoanghienlhk33
    hoanghienlhk33

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2011
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 393
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


     cám ơn votanhung!.bài viết của bạn đã đưa ra được đầy đủ dẫn chứng về các chiêu bài trong kinh doanh của các thương nhân Trung Quốc.
    tôi nhận thấy để đảm bảo kinh tế bền vưng cho nông dân và các doanh nghiệp nông sản Việt Nam thì chính phủ cần phải quan tâm hơn nữa tới công việc sản xuất của bà con nông dân.quản lý thị trường 1 cách hợp lý thì chúng ta mới không bị thiệt bởi các công ty và thương nhân nước ngoài.
     
    Báo quản trị |