Doanh nghiệp xã hội và những điều cần biết

Chủ đề   RSS   
  • #600547 26/03/2023

    camnhungtng
    Top 500


    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:15/12/2022
    Tổng số bài viết (268)
    Số điểm: 2117
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 22 lần


    Doanh nghiệp xã hội và những điều cần biết

    1. Doanh nghiệp xã hội là gì?

    Khoản 1 điều 2 Nghị định 47/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp xã hội được định nghĩa như sau: “Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp”.

    Theo đó, các tiêu chí để trở thành doanh nghiệp xã hội bao gồm:

     - Đăng ký thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp;

    - Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;

    - Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.

    2. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

    Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội được quy định tại khoản 2 điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020, như sau:

    Điều 10. Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

    ...

    2. Ngoài quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật này, doanh nghiệp xã hội có quyền và nghĩa vụ sau đây:

    a) Chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;

    b) Được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp;

    c) Duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này trong suốt quá trình hoạt động;

    d) Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;

    đ) Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

    3. Hồ sơ và trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội

    Doanh nghiệp xã hội bao gồm các loại hình: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh. Khi thành lập doanh nghiệp xã hội theo loại hình nào thì người thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định cho từng loại hình doanh nghiệp. Ngoài ra, kèm theo hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội cần phải có Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.

    Đối với Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường sẽ do những người sau đây ký (Khoản 1 điều 28 Nghị định 01/2021/NĐ-CP):

    - Đối với doanh nghiệp tư nhân: chủ doanh nghiệp tư nhân;

    - Đối với công ty hợp danh: các thành viên hợp danh;

    - Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: các thành viên là cá nhân; người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với thành viên là tổ chức;

    - Đối với công ty cổ phần:

    • Cổ đông sáng lập là cá nhân;
    • Cổ đông khác là cá nhân nếu cá nhân này đồng ý với nội dung cam kết và mong muốn ký vào bản cam kết này;
    • Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông sáng lập là tổ chức;
    • Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông khác là tổ chức nếu cổ đông này đồng ý với nội dung cam kết và mong muốn ký vào bản cam kết này.

    Trình tự và thủ tục đăng ký doanh nghiệp xã hội được thực hiện theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp.

     
    542 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn camnhungtng vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/03/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #600626   28/03/2023

    nguyenhoangvy15
    nguyenhoangvy15
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:30/08/2022
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 3398
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 59 lần


    Doanh nghiệp xã hội và những điều cần biết

    Cảm ơn thông tin bạn đã chia sẻ. Doanh nghiệp xã hội cũng có một số nét tương đồng với các doanh nghiệp công ích, cả hai đều hướng tới mục tiêu phục vụ nhu cầu của xã hội, có thể đều cung cấp sản phẩm là các dịch vụ mang tính chất phục vụ lợi ích chung của xã hội như cung cấp nước sạch, dọn rác thải, bảo vệ môi trường...

     
    Báo quản trị |