Doanh nghiệp xã hội là khái niệm đã xuất hiện từ thời điểm Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người chưa hiểu rõ doanh nghiệp xã hội là gì? Làm sao để thành lập được doanh nghiệp xã hội?
Doanh nghiệp xã hội là gì?
Theo quy định tại Điều 10 Luật doanh nghiệp 2020, để một tổ chức được xem là doanh nghiệp xã hội thì phải đáp ứng 3 tiêu chí sau:
- Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định pháp luật doanh nghiệp.
- Có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng.
- Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.
Có thể thấy, doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu vì mục đích xã hội và môi trường, hầu hết lợi nhuận của doanh nghiệp xã hội sẽ được sử dụng để phục vụ các cam kết phi lợi nhuận. Hiểu theo nghĩa rộng thì có thể xem xét nói rằng doanh nghiệp xã hội là tổ chức hoạt động phi lợi nhuận.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội bao gồm những gì?
- Doanh nghiệp tư nhân:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu Phụ lục I-1.
+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
+ Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường do chủ doanh nghiệp tư nhân ký.
- Công ty hợp danh:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu Phụ lục I-5.
+ Điều lệ công ty.
+ Danh sách thành viên.
+ Bản sao các giấy tờ sau đây:
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
+ Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường do các thành viên hợp danh ký.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu Phụ lục I-2.
+ Điều lệ công ty.
+ Bản sao các giấy tờ sau đây:
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
+ Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường do người đại diện theo pháp luật hoặc chủ sở hữu ký.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu Phụ lục I-3 hoặc Phụ lục I-4.
+ Điều lệ công ty.
+ Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
+ Bản sao các giấy tờ sau đây:
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
+ Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường do các thành viên là cá nhân; người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với thành viên là tổ chức (đối với công ty TNHH);
Cổ đông sáng lập là cá nhân, cổ đông khác là cá nhân, nếu cổ đông này đồng ý với nội dung cam kết trên và mong muốn ký vào bản cam kết này cùng với cổ đông sáng lập.
Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông sáng lập là tổ chức, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông khác là tổ chức, nếu cổ đông này đồng ý với nội dung cam kết trên và mong muốn ký vào bản cam kết này cùng với cổ đông sáng lập.(đối với công ty cổ phần).
Doanh nghiệp xã hội có được tiếp nhận viện trợ không?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 47/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận viện trợ từ tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức, cá nhân trong trước để thực hiện các mục tiêu xã hội, môi trường đã cam kết.
Trên đây là một số nội dung liên quan đến doanh nghiệp xã hội để làm rõ các câu hỏi đề ra ban đầu. Nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn sơ bộ về doanh nghiệp xã hội.