Doanh nghiệp xã hội được khuyến khích thành lập.

Chủ đề   RSS   
  • #409367 11/12/2015

    tieuthong

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2015
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 225
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 5 lần


    Doanh nghiệp xã hội được khuyến khích thành lập.

    Nghị định 96/2015/NĐ-CP đã ban hành và có hiệu lực từ ngày 08/12/2015. Nghị định 96 quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.

     

     

     

    Doanh nghiệp xã hội là những doanh nghiệp thực hiện mục tiêu tối cao là phát triển xã hội hay bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng phương thức hoạt động như một doanh nghiệp. Tùy theo từng quốc gia, doanh nghiệp xã hội có thể có các hình thức pháp lý khác nhau: tổ chức phi chính phủ, tổ chức từ thiện, hợp tác xã hay các doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp xã hội (có lợi nhuận và không có lợi nhuận) giống với các doanh nghiệp khác vì đều tổ chức và quản lý dưới hình thức doanh nghiệp. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở chỗ doanh nghiệp xã hội được thành lập để giải quyết các vấn đề tồn tại của xã hội như đói nghèo, ô nhiễm môi trường, bảo vệ trẻ em...

     

    Theo Nghị định 96/2015/NĐ-CP thì Nhà nước ta đã khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp xã hội.

     

    Cụ thể, tại Điều 2 của Nghị định 06/2015/NĐ-CP đã quy định: 

     

    1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp xã hội có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng.

     

    2. Doanh nghiệp xã hội được hưởng các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.

     

    3. Doanh nghiệp xã hội thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ tương ứng đối với từng loại hình doanh nghiệp và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định này.

     

    Vậy ngoài việc nhận hỗ trợ từ Nhà nước thì các tổ chức, cá nhân có được tiếp nhận viện trợ của các tổ chức phi chính phủ để có thêm cơ hội  và điều kiện thành lập các doanh nghiệp xã hội hay không?

     

    Cụ thể, tại Điều 3 của Nghị định 96/2015/NĐ-CP đã có nêu:

     

    1. Doanh nghiệp xã hội tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài để thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường theo quy định của pháp luật về tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài.

     

    2. Ngoài các khoản viện trợ quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường.

     

    3. Trình tự, thủ tục tiếp nhận các khoản tài trợ quy định tại Khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:

     

    a) Việc tiếp nhận tài trợ phải lập thành văn bản. Văn bản tiếp nhận tài trợ phải có các nội dung: Thông tin về cá nhân, tổ chức tài trợ, loại tài sản, giá trị tài sản hoặc tiền tài trợ, thời điểm thực hiện tài trợ, yêu cầu đối với doanh nghiệp tiếp nhận tài trợ, họ, tên và chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của các bên.

     

    b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày văn bản tiếp nhận tài trợ được ký kết, doanh nghiệp phải thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi doanh nghiệp có trụ sở chính về việc tiếp nhận tài trợ; kèm theo thông báo phải có bản sao Văn bản tiếp nhận tài trợ.

     

    4. Trường hợp nội dung văn bản tiếp nhận tài trợ quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này có thay đổi, doanh nghiệp xã hội phải thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính về những nội dung thay đổi theo trình tự, thủ tục quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.

     

    => Như vậy, Nhà nước đã tạo những điều kiện rất thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp xã hội. Từ việc Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ thì còn cho các cá nhân, tổ chức tiếp nhận viện trợ của nước ngoài. Với điều kiện này, có thể trong tương lai, nhiều doanh nghiệp xã hội sẽ thành lập và những vấn đề về đói nghèo, ô nhiễm môi trường, bảo vệ trẻ em... sẽ được cải thiện nhanh chóng.

     
     

    Trần Nguyễn Phước Thông - Trường Đại Học Kinh Tế Luật (ĐHQG TPHCM)

    Lớp: K15504 - Luật tài chính-ngân hàng-chứng khoán

    Member of Legal Research And Advisory Club (LRAC - Câu lạc bộ nghiên cứu và tư vấn pháp luật)

    Cộng tác viên của Thư Viện Pháp Luật ( Contributor of LAWSOFT incorporated company)

     
    3988 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận