Doanh nghiệp xã hội chỉ được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản đối với viện trợ từ tổ chức nước ngoài?

Chủ đề   RSS   
  • #597517 28/01/2023

    Doanh nghiệp xã hội chỉ được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản đối với viện trợ từ tổ chức nước ngoài?

    1. Doanh nghiệp xã hội chỉ được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản đối với viện trợ từ tổ chức nước ngoài?

    Theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

    - Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020;

    - Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;

    - Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.

    Doanh nghiệp xã hội tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài để thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường theo quy định của pháp luật về tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài.

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam như sau:

    - Doanh nghiệp lập Văn bản tiếp nhận tài trợ gồm các nội dung: Thông tin về cá nhân, tổ chức tài trợ, loại tài sản, giá trị tài sản hoặc tiền tài trợ, thời điểm thực hiện tài trợ; yêu cầu đối với doanh nghiệp tiếp nhận tài trợ và họ, tên và chữ ký của người đại diện của bên tài trợ (nếu có).

    - Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tài trợ, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính về việc tiếp nhận tài trợ; kèm theo thông báo phải có bản sao Văn bản tiếp nhận tài trợ.

    Như vậy, doanh nghiệp xã hội không chỉ được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường từ tổ chức nước ngoài mà còn từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước.

     2. Chuyển đổi cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội và quỹ từ thiện thành doanh nghiệp xã hội

    Theo Điều 5

    Bên cạnh đó, doanh nghiệp xã hội sau khi chuyển đổi theo quy định nêu trên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện chấm dứt hoạt động kể từ ngày doanh nghiệp xã hội được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    Ngoài ra, hồ sơ, trình tự, thủ tục chuyển đổi từ Cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành doanh nghiệp xã hội thực hiện theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

     
    1741 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #599631   28/02/2023

    Doanh nghiệp xã hội chỉ được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản đối với viện trợ từ tổ chức nước ngoài?

    Cám ơn bài viết hữu ích của tác giả. qua bài viết mà mình biết thêm được các quy định về doanh nghiệp xã hội chỉ được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản đối với viện trợ từ tổ chức nước ngoài và việc Chuyển đổi cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội và quỹ từ thiện thành doanh nghiệp xã hội như thế nào, văn bản pháp luật nào quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục

     
    Báo quản trị |  
  • #599699   28/02/2023

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (497)
    Số điểm: 5101
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    Doanh nghiệp xã hội chỉ được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản đối với viện trợ từ tổ chức nước ngoài?

    Cảm ơn tác giả vì đã chia sẻ thông tin hữu ích về doanh nghiệp xã hội này.

    Thông qua bài viết mình có thể biết: Ngoài việc nhận viện trợ từ tổ chức nước ngoài thì Doanh nghiệp xã hội vẫn có thể nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường từ cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước.

     
    Báo quản trị |  
  • #599784   28/02/2023

    minhcong99
    minhcong99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (438)
    Số điểm: 3985
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 37 lần


    Doanh nghiệp xã hội chỉ được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản đối với viện trợ từ tổ chức nước ngoài?

    Cảm ơn bạn đã chia sẽ bài viết trên, hiện nay, doanh nghiệp xã hội là mô hình còn nhiều mới mẻ, gắn với những đặc trưng riêng mang lại nhiều giá trị lớn lao cho cộng đồng. Với mục tiêu hàng đầu hướng đến lợi ích xã hội, trách nhiệm từ thiện của loại hình doanh nghiệp này là một vấn đề đáng quan tâm.

     
    Báo quản trị |