Doanh nghiệp vi phạm pháp luật?

Chủ đề   RSS   
  • #29641 29/07/2008

    xuanancoltd

    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Doanh nghiệp vi phạm pháp luật?

    Tôi làm Chi Nhánh(CN) cho Cty truyền thông VTC,có giấy phép hoạt động do Sở KH&ĐT cấp ,vậy Lãnh Đạo Huyện có quyền đình chỉ hoạt động của CN tôi ko?
    Cập nhật bởi navelvu ngày 03/03/2010 10:11:01 AM Cập nhật bởi navelvu ngày 25/02/2010 11:02:47 AM
     
    23865 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #29642   03/05/2008

    XuanHan
    XuanHan
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (200)
    Số điểm: 3672
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


        Để thuận tiện cho việc giải quyết thắc mắc của bạn, tôi nghĩ bạn nên cho biết rõ thêm về hành vi vi phạm khiến chi nhánh bị "đình chỉ hoạt động". Các thông tin bạn cần nêu rõ hơn như: có Biên bản về hành vi vi phạm hay không, trong đó nêu cụ thể hành vi gì? bạn có nhận được Quyết định xử lý vi phạm hành chính hay không? Quyết định này ai ký và ký với tư cách gì?
        Tuy nhiên, nếu đó là hành vi vi phạm hành chính (VPHC), để bạn hiểu rõ hơn tôi có vài lời cần trao đổi với bạn như sau:
        1. Hình thức xử phạt VPHC và biện pháp khắc phục hậu quả: Mỗi hành vi VPHC, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong 02 hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền (không bàn đến hình thức xử phạt trục xuất áp dụng cho người nước ngoài). Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung là: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm. Bên cạnh đó, còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả gồm: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện; buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại.
        2. Thẩm quyền xử lý VPHC của Chủ tịch UBND cấp huyện: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để VPHC; áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả,...
        3. Nguyên tắc trong việc xử lý VPHC: một trong những quy định mang tính nguyên tắc trong việc xử lý VPHC là: mọi VPHC phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay, việc xử lý VPHC phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do VPHC gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. Khi phát hiện VPHC, người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định bằng văn bản đình chỉ ngay hành vi vi phạm và ra quyết định xử phạt kịp thời trong thời hạn pháp luật quy định. Trường hợp vụ việc vi phạm không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản theo đúng quy định và kịp thời chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm tới người có thẩm quyền xử phạt.
        Do đó, trở lại trường hợp bạn nêu, nếu hành vi vi phạm sau khi đối chiếu với Nghị định xử phạt VPHC (trong từng lĩnh vực cụ thể) nếu thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp huyện (tức mức phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm đó là không quá 20 triệu đồng) thì Chủ tịch UBND cấp huyện hoàn toàn có quyền ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm. Bạn lưu ý là đình chỉ hành vi vi phạm, chứ không phải “đình chỉ hoạt động của chi nhánh” như bạn nêu.

        Hy vọng, những điều tôi trình bày trên phần nào giải đáp được thắc mắc của bạn.

    Cập nhật bởi navelvu ngày 25/02/2010 11:03:40 AM
     
    Báo quản trị |  
  • #40846   07/02/2009

    yenyennhung
    yenyennhung

    Sơ sinh

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:06/02/2009
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Làm tư vấn giúp tôi trường hợp này với

    -         Giám đốc công ty tôi làm thêm trong tháng 4 năm 2008 có hợp đồng miệng với giám đốc công ty A mua 3000 tấn than xỉ tổng giá trị 750 tr, thuế GTGT 37.5 tr. Xuất  hóa đơn trước công ty tôi đã kê khai thuế đầu vào HĐ thuế đó .sau mấy tháng không có nhập hàng tháng 10/2008  công ty tôi làm điều chỉnh giảm thuế số thuế VAT đã kê khai, báo cáo cơ quan thuế hủy giao dịch do bên A không trả hàng như thỏa thuận.

    -         Đến tháng 12/2008 cơ quan thuế có công văn gửi đến công ty đề nghị xác minh hóa đơn đó với lý do Giám đốc công ty A bị bắt vì tội buôn bán hóa đơn và HD xuất cho công ty tôi là HĐ bất hợp pháp.

    Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này giám đốc công ty tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì tội trốn thuế không? (lưu ý là công ty tôi đã điều chỉnh giảm thuế VAT và nộp phạt tiền nộp chậm thuế đầy đủ vào tháng 10/2008. )

     
    Báo quản trị |  
  • #40847   07/02/2009

    Nguyentrilac
    Nguyentrilac
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (288)
    Số điểm: 1370
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 12 lần


    Chào bạn
    Tôi thấy hình như bạn mô tả sự việc khác đi do đó với những thông tin không thể hiện đúng sự việc thì rất khó tư vấn cho bạn được, bạn cần phải cho biết thêm:
    1. Tại sao với số lượng hàng lớn, trị giá cao mà khi mua bán Cty bạn lại không làm hợp đồng?
    2. Thông thường khi giao hàng thì mới xuất hóa đơn tại sao lại xuất hóa đơn trước ?
    3. Đã có thanh toán tiền hàng cho hóa đơn này chưa ?
    4. Vì lý do gì ? và căn cứ vào đâu mà mà Cty bạn làm điều chỉnh giảm thuế VAT?
    Nếu bạn cho biết đủ thông tin thì mới tư vấn cho bạn được.

     
    Báo quản trị |  
  • #39852   18/10/2008

    Phamvu
    Phamvu

    Sơ sinh

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2008
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Truy thu thuế do mất hóa đơn tiền điện

    Chào luật sư cho tôi hỏi : DN của tôi sản xuất nước đá năm 2005 tôi có mất hóa đơn tiền điện đầu vào là 11 triệu đồng nên tôi đưa vào sổ sách kế toán, năm 2007 cơ quan thuế kiểm tra phát hiện và phạt tôi về kế toán sau đó từ số tiền mất trên hóa đơn cơ quan thuế quy trở ngược lại chia cho định mức tiền điện/tấn đá  và quy ra sản lượng đá và nhân với giá bán 1 cây đá của năm 2005 và cơ quan thuế đã truy thu thuế GTGT và TNDN của tôi và phạt tôi 1 lần thuế vậy trường hợp cơ quan thuế làm như vậy có đúng không, văn bản nào quy định quy ngược từ tiền điện trên hóa đơn đã mất thành sản lượng đá và …ra số thuế phạt và truy thu của tôi. xin cám ơn luật sư nhiều, nhờ luật sư giải thích cặn kẽ dùm.
     
    Báo quản trị |  
  • #39853   04/07/2008

    XuanHan
    XuanHan
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (200)
    Số điểm: 3672
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Xử phạt hành chính về thuế?

        Căn cứ Nghị định 98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ Quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, thì hình thức phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
        Điều 14 Nghị định này quy định: Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Điều 108 của Luật Quản lý thuế, ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận thì còn bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận. Số tiền thuế trốn là số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật mà người nộp thuế không nộp do thực hiện một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xác định trong biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế. Các hành vi vi phạm này mà bị phát hiện trong thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, nhưng không làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, số thuế miễn, giảm thì chỉ bị xử phạt về hành vi phạm về thủ tục thuế.
        Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu (không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 13 Nghị định này) hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên nếu có hành vi: 
        - Sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán trị giá hàng hoá, nguyên liệu đầu vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, được hoàn; 
        - Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu, chi liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; 
        - Sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán khống giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế  miễn, số tiền thuế giảm, số tiền thuế được hoàn;
        
    - Huỷ bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, số thuế miễn, giảm;
        - Sử dụng hoá đơn, chứng từ, tài liệu không hợp pháp trong các trường hợp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn.
        Và Điều 13 quy định về xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn:
        1. Các trường hợp khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, bao gồm:
        a) Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, tăng số thuế được miễn, giảm, nhưng người nộp thuế đã ghi chép kịp thời, đầy đủ, trung thực các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ;
        b) Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng khi bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, người vi phạm đã tự giác nộp đủ số tiền thuế khai thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế;
        c) Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, số thuế được giảm đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế xác định là có hành vi khai man trốn thuế, nhưng nếu người nộp thuế vi phạm lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử lý thì cơ quan thuế lập biên bản ghi nhận để xác định lại hành vi khai thiếu thuế;
        d) Sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hoá đơn bất hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.
        2. Mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này là 10% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm cao hơn so với mức quy định của pháp luật về thuế.
        3. Cơ quan thuế xác định số tiền thuế thiếu, số tiền phạt; số ngày chậm nộp tiền thuế, tiền phạt chậm nộp tiền thuế và ra quyết định xử phạt đối với người nộp thuế.
     
    Báo quản trị |  
  • #30054   08/12/2008

    votinhtng
    votinhtng

    Male
    Lớp 1

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2008
    Tổng số bài viết (36)
    Số điểm: 3066
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Kinh doanh không có trong giấy phép

    Cho tôi hỏi:
    Doanh nghiệp kinh doanh trong giấy phép không có ngành nghề kinh doanh là cho thuê tài sản nhưng khi bán ra có viết hoá đơn cho thuê tài sản. Cơ quan thuế xử lý trờng hợp này thế nào? Xử theo điểm nào, văn bản nào? Xin tư vấn giúp tôi.
     
    Báo quản trị |  
  • #30055   27/08/2008

    Nguyentrilac
    Nguyentrilac
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (288)
    Số điểm: 1370
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 12 lần


    Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

    Doanh nghiêp bạn bị phạt theo quy định “vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp” được quy định ở Điều 6 Nghị định số 175/2004/NĐ-CP  ngày 10 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lãnh vực thương mại “ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng ngành nghề, mặt hàng, địa điểm, địa bàn ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.”
     
    Báo quản trị |  
  • #30106   05/02/2009

    doduyphuong
    doduyphuong

    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/08/2008
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 2675
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Công ty kinh doanh hoạt động không thuộc lĩnh vực đã đăng ký kinh doanh bị xử lý thế nào?

    Làm ơn cho tôi hỏi trường hợp công ty TNHH kinh doanh 1 số hoạt động không nằm trong quy định của Giấy chứng nhận Đầu tư thì bị coi là vi phạm và bị xử lý thế nào? xin cảm ơn và mong tin.
     
    Báo quản trị |  
  • #30107   02/09/2008

    Nguyentrilac
    Nguyentrilac
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (288)
    Số điểm: 1370
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 12 lần


    Doanh nghiêp bạn bị phạt theo quy định “vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp” được quy định ở Điều 6 Nghị định số 175/2004/NĐ-CP  ngày 10 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lãnh vực thương mại “ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng ngành nghề, mặt hàng, địa điểm, địa bàn ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.”
     
    Báo quản trị |  
  • #30108   03/02/2009

    doduyphuong
    doduyphuong

    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/08/2008
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 2675
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Công ty con cho công ty mẹ (nước ngoài) vay tiền.

    Xin chào luật sư.
    Đầu năm xin chúc Luật sư và gia đình mạnh khoẻ, an khang thịnh vượng.
    Xin phép được đặt câu hỏi như sau:
    Công ty chúng tôi (công ty con) là công ty liên doanh giữa 1 bên là tổng công ty tại Việt nam và 1 bên là 1 tập đoàn có trụ sở tại Nhật bản (công ty mẹ). Hiện nay chúng tôi (công ty con) đang có vốn nhàn rỗi (VND) và công ty mẹ bên Nhật bản muốn vay và trả lãi, tiền vay sẽ qui đổi ra USD. Xin hỏi chúng tôi có được phép cho họ vay không? thủ tục theo Qui định nào?

    Mong được tư vấn sớm
    Chân thành cảm ơn.
    Duy Phương (0902240079)
    phuongacc@vnpt-nec.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #30109   05/02/2009

    Nguyentrilac
    Nguyentrilac
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (288)
    Số điểm: 1370
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 12 lần


    Cho nước ngoài vay tiền

    Chào bạn doduyphuong
    Về vấn đề bạn hỏi có 2 nội dung:
    1. Doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh tín dụng có được phép cho vay tiền nhàn rỗi không ?
    2. Có được phép chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để cho vay không?
    Tôi có một vài ý kiến để bạn tham khảo như sau:
    Vấn đề 1: Về nguyên tắc chỉ có các DN có chức năng kinh doanh tín dụng như Ngân Hàng các tổ chức tài chính mới được phép kinh doanh tiền tệ dưới hình thức cho vay như một hoạt động kinh doanh chính. Tuy nhiên trên thực tế các DN không có chức năng kinh doanh tín dụng khi có vốn nhàn rỗi  vẫn có thể đầu tư tài chính bằng nguồn vốn nhàn rỗi của mình để sinh lợi dưới các hình thức như : Gởi tiết kiệm, mua cổ phiếu, trái phiếu, cho vay vốn. Các hình thức đầu tư tài chính này được xem như không phải là hoạt động kinh doanh chính của DN mà là hoạt động tài chính phát sinh thu nhập. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp pháp luật không cấm nên DN bạn có thể cho vay vốn nhàn rỗi của DN mình.
    Vấn đề 2: Theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Pháp lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH11; Điều 26 Nghị định 160/2006/NĐ-CP thì : " Tổ chức kinh tế chỉ được cho vay, thu hồi nợ nước ngoài khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định điều kiện, thủ tục, quy trình cấp phép và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép người cư trú là tổ chức kinh tế cho vay, thu hồi nợ nước ngoài. Khi được phép cho vay, thu hồi nợ nước ngoài bằng ngoại tệ, người cư trú là tổ chức kinh tế phải mở một tài khoản cho vay, thu hồi nợ nước ngoài bằng ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép, thực hiện chuyển vốn cho vay, thu hồi vốn gốc, lãi và các khoản phí có liên quan thông qua tài khoản này theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam."
    Theo tôi biết hiện nay Ngân hàng Nhà nước VN vẫn chưa ban hành quy định điều kiện, thủ tục, quy trình cấp phép và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép tổ chức kinh tế cho vay, thu hồi nợ nước ngoài. Do đó Doanh nghiệp bạn không thể chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để cho vay được.

     
    Báo quản trị |  
  • #28370   23/09/2008

    duongminhhanh
    duongminhhanh

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2008
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 570
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    dùng Hợp đồng kinh tế và hóa đơn GTGT giả mạo để vay tiền có phạm tội hình sự không?

    Công ty A dùng Hợp đồng kinh tế và hóa đơn GTGT giả mạo để vay tiền ngân hàng.
    Công ty A và Cán bộ ngân hàng giải quyết cho công ty A vay vốn có phạm tội hình sự không?
     
    Báo quản trị |  
  • #28371   23/09/2008

    Songhanhvoithanchu
    Songhanhvoithanchu

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 1 lần


    Làm giấy tờ giả mạo để vay vốn ngân hàng có phạm tội không?

    Hành vi dùng hợp đồng kinh tế và hóa đơn GTGT giả mạo để vay tiền ngân hàng là hành vi trái pháp luật.
    Tuy nhiên, vấn đề Công ty A và cán bộ ngân hàng giải quyết cho Công ty A vay vốn có phạm tội hình sự không thì cần phân biệt như sau:
    1. Việc phạm tội hình sự bất kỳ nào đó chỉ đặt ra đối với cá nhân chứ không đặt ra với pháp nhân (Công ty A). Do đó, trong mọi trường hợp, Công ty A không bao giờ phạm tội hình sự mà chỉ có cá nhân nào đó trong công ty A có hành vi dùng hợp đồng kinh tế và hóa đơn GTGT giả mạo để vay vốn mới là chủ thể có thể phạm tội hình sự.
    2. Hành vi dùng hợp đồng kinh tế và hóa đơn GTGT giả mạo để vay vốn là hành vi có dấu hiệu phạm tội hình sự theo Điều 139 Bộ luật hình sự (Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản) hoặc phạm tội hình sự theo Điều 267 Bộ luật hình sự (Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức).
    3. Việc xác định có phạm tội hình sự hay không và phạm tội gì cần phải có những thông tin thật cụ thể về sự việc mới có thể thực hiện được.
    Với thông tin trên chỉ có thể xác định được đây là hành vi trái pháp luật và có dấu hiệu phạm tôi hình sự./.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #34146   30/11/2009

    buihuutan
    buihuutan

    Lớp 1

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:11/10/2008
    Tổng số bài viết (50)
    Số điểm: 2605
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 3 lần


    Bố trí người lao động làm việc sau khi bị tai nạn lao động.

    Người lao động bị tai nạn nặng, sau khi điều trị ổn định nhưng chưa được giám định mức độ suy giảm khả năng lao động, Công ty bố trí người lao động tiếp tục làm việc thì có vi phạm pháp luật hay không?
     
    Báo quản trị |  
  • #34147   03/12/2008

    tranngocnam69
    tranngocnam69

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2008
    Tổng số bài viết (98)
    Số điểm: 495
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Lao động sau khi bị tai nạn

    Khoản 1 Điều 107 Bộ Luật lao động quy định:"....nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động"....
    Như vậy công ty bạn bố trí người lao động làm việc trong khi chưa giám định lại sức khỏe là vi phạm Luật lao động.
     
    Báo quản trị |  
  • #34148   06/12/2008

    buihuutan
    buihuutan

    Lớp 1

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:11/10/2008
    Tổng số bài viết (50)
    Số điểm: 2605
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 3 lần


    Trường hợp không phải là tai nạn lao động

    Nhờ bạn tư vấn giúp trường hợp người lao động bị tai nạn nặng nhưng không phải do tai nạn lao động mà là do tai nạn sinh hoạt thì phải làm thủ tục gì để có thể bố trí cho người lao động trở lại làm việc mà không vi phạm pháp luật?
     
    Báo quản trị |  
  • #34149   06/12/2008

    H123456
    H123456

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo toi nếu đã xác định được đó là tai nạn sinh hoạt, thì bạn nên cho người lao động đi giám định thương tật để xem mưc suy giảm khả năng lao động là bao nhieu, nếu còn đủ khả năng thì bố trí công việc phù hợp nếu không giải quyết chế độ BHXH, hàng tháng hoặc một lần.
     
    Báo quản trị |  
  • #34150   07/12/2008

    buihuutan
    buihuutan

    Lớp 1

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:11/10/2008
    Tổng số bài viết (50)
    Số điểm: 2605
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 3 lần


    Bạn cho biết thêm

    Nhờ bạn tư vấn giúp trong trường hợp này thì có liên quan đến văn bản pháp luật nào về việc sử dụng lao động?
     
    Báo quản trị |  
  • #34151   12/09/2009

    trungmoi
    trungmoi

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Bố trí công việc cho nhân viên sau TNLD

    $0 $0Công ty tôi có 1 nhân viên bị TNLD và đã được giám định thương tật vĩnh viễn 41%, nay trở lại làm việc.$0 $0Tôi xin hỏi $0 $01. Có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về công việc hoặc thời gian làm việc tương ứng với tỉ lệ thương tật không, hay chỉ nói chung là "phù hợp với sức khỏe của người lao động"? $0 $02. Và nếu chỉ nói chung là "Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe của người lao động" thì ai, hoặc cơ quan nào xác nhận rằng công việc đó là phù hợp?$0 $0Xin chân thành cảm ơn,$0 $0
     
    Báo quản trị |  
  • #34152   22/10/2009

    buihuutan
    buihuutan

    Lớp 1

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:11/10/2008
    Tổng số bài viết (50)
    Số điểm: 2605
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 3 lần


    Từ 21% trở lên không bố trí làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm;
    Từ 51% trở lên không bố trí làm đêm;
    Từ 61% trở lên không bố trí làm việc....
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn buihuutan vì bài viết hữu ích
    trungmoi (21/07/2011)