Doanh nghiệp Tư nhân

Chủ đề   RSS   
  • #402332 12/10/2015

    hoanuy19

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2015
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 315
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 2 lần


    Doanh nghiệp Tư nhân

    Cho mình hỏi, " Tại sao DNTN không được chia, tách DN?". Có phải vì nó không có tư cách pháp nhân nên luật không quy định DNTN là đối tượng áp dụng hình thức chia, tách DN?

    Mọi người cho mình xin ý kiến!

    Cảm ơn!

     
    21709 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #402345   12/10/2015

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Chào bạn!

    Không áp dụng hình thức chia hay tách doanh nghiệp tư nhân không hẳn vì nó không có tư cách pháp nhân.

    Theo Điều 183 Luật doanh nghiệp 2014 thì: "1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

    3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh."

    Như vậy, thì chỉ có thể bán doanh nghiệp tư nhân theo Điều 187 Luật doanh nghiệp 2014 (lúc này người mua doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân), chứ không thể chia hay tách doanh nghiệp tư nhân được.

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsuchanh vì bài viết hữu ích
    hoanuy19 (12/10/2015)
  • #402784   15/10/2015

    hoanuy19
    hoanuy19

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2015
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 315
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 2 lần


    Vậy cho mình hỏi: Trong LDN 2014 không nêu chủ thể áp dụng đối với hình thức sáp nhập DN. Vậy trong trường hợp này DNTN có phải là đối tượng của hình thức này được không? Và mình giải quyết nó theo hướng này

    DNTN không thể là đối tượng của sáp nhập doanh nghiệp. Tuy đối tượng của sáp nhập doanh nghiêp không được nêu rõ trong LDN 2014 nhưng theo BLDS 2005 thì chỉ có pháp nhân mới thực hiện được việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập. Do vậy, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, do đó không thực hiện sáp nhập 2 doanh nghiệp tư nhân lại với nhau được.

    Theo Luật sư, giải thích như vậy có hợp lí hay không? Mong Luật sư góp ý giùm mình

    Cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoanuy19 vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (16/10/2015)
  • #402983   17/10/2015

    phanthanhtuan2013
    phanthanhtuan2013
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:24/02/2013
    Tổng số bài viết (310)
    Số điểm: 2586
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 154 lần


    hoanuy19 viết:

    Vậy cho mình hỏi: Trong LDN 2014 không nêu chủ thể áp dụng đối với hình thức sáp nhập DN. Vậy trong trường hợp này DNTN có phải là đối tượng của hình thức này được không? Và mình giải quyết nó theo hướng này

    DNTN không thể là đối tượng của sáp nhập doanh nghiệp. Tuy đối tượng của sáp nhập doanh nghiêp không được nêu rõ trong LDN 2014 nhưng theo BLDS 2005 thì chỉ có pháp nhân mới thực hiện được việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập. Do vậy, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, do đó không thực hiện sáp nhập 2 doanh nghiệp tư nhân lại với nhau được.

    Theo Luật sư, giải thích như vậy có hợp lí hay không? Mong Luật sư góp ý giùm mình

    Cảm ơn

    Chia tách sáp nhập là về mặt hình thức. Còn quan trọng là cốt lõi cơ cấu ở trong bạn muốn như thế nào. Nguyên tắc là DNTN thì chỉ có 1 chủ duy nhất và mỗi người chỉ được lập 1 DNTN.

    Bạn muốn sáp nhập, chia tách DNTN? Hãy đi theo Điều 187 và kết hợp với nguyên tắc trên.

    Tra cứu BẢN ÁN/ HỢP ĐỒNG MẪU tại https://caselaw.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #477741   08/12/2017

    hoanuy19 viết:

    Vậy cho mình hỏi: Trong LDN 2014 không nêu chủ thể áp dụng đối với hình thức sáp nhập DN. Vậy trong trường hợp này DNTN có phải là đối tượng của hình thức này được không? Và mình giải quyết nó theo hướng này

    DNTN không thể là đối tượng của sáp nhập doanh nghiệp. Tuy đối tượng của sáp nhập doanh nghiêp không được nêu rõ trong LDN 2014 nhưng theo BLDS 2005 thì chỉ có pháp nhân mới thực hiện được việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập. Do vậy, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, do đó không thực hiện sáp nhập 2 doanh nghiệp tư nhân lại với nhau được.

    Theo Luật sư, giải thích như vậy có hợp lí hay không? Mong Luật sư góp ý giùm mình

    Cảm ơn

    Giải thích như trên chưa hợp lý

    Điều 195. Sáp nhập doanh nghiệp

    1. Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

     

    Như vậy đối tượng của hoạt động sát nhập doanh nghiệp là công ty nên tất nhiên DNTN không thể tham gia sáp nhập dc

     
    Báo quản trị |