Doanh nghiệp trước khi phá sản có thể quyên góp từ thiện?

Chủ đề   RSS   
  • #592333 10/10/2022

    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 123 lần


    Doanh nghiệp trước khi phá sản có thể quyên góp từ thiện?

    Theo Điều 59 Luật Phá sản 2014 quy định các giao dịch bị coi là vô hiệu, cụ thể như sau:

    1. Giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được thực hiện trong thời gian 06 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Giao dịch liên quan đến chuyển nhượng tài sản không theo giá thị trường;

    b) Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

    c) Thanh toán hoặc bù trừ có lợi cho một chủ nợ đối với khoản nợ chưa đến hạn hoặc với số tiền lớn hơn khoản nợ đến hạn;

    d) Tặng cho tài sản;

    đ) Giao dịch ngoài mục đích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

    e) Giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

    2. Giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện với những người liên quan trong thời gian 18 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản thì bị coi là vô hiệu.

    3. Những người liên quan quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm:

    a) Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đối với công ty con;

    b) Công ty con đối với công ty mẹ; doanh nghiệp do hợp tác xã thành lập đối với hợp tác xã;

    c) Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định của cơ quan quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã đối với hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;

    d) Người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã đối với doanh nghiệp, hợp tác xã;

    đ) Vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;

    e) Cá nhân được ủy quyền đại diện cho những người quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này;

    g) Doanh nghiệp trong đó những người quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản này có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của cơ quan quản lý ở doanh nghiệp đó;

    h) Nhóm người thỏa thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty.

    4. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm xem xét giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, nếu phát hiện giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì đề nghị Tòa án nhân dân xem xét tuyên bố giao dịch vô hiệu.

    Theo đó, việc quyên góp tài sản của công ty cho Quỹ phòng, chống bão lũ ở các tỉnh miền Trung là một giao dịch tặng cho tài sản, nằm ngoài mục đích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Và hoạt động này được xem là giao dịch vô hiệu nên doanh nghiệp sẽ không thể quyên góp cho các tổ chức từ thiện khác. 

     
    452 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #593111   30/10/2022

    vuthienan134
    vuthienan134
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (352)
    Số điểm: 3840
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Doanh nghiệp trước khi phá sản có thể quyên góp từ thiện?

    Cảm ơn những gì bạn đã chia sẻ. Khi mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp còn phải thanh toán các khoản nợ nữa nên quy định của pháp luật quyên góp từ thiện bị vô hiệu là hợp lý vì lúc doanh nghiệp phá sản thì quan trọng vẫn phải thanh toán nợ rồi mới có thể được tuyên bố phá sản.

     
    Báo quản trị |  
  • #594489   29/11/2022

    lvkhngoc
    lvkhngoc
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:10/07/2022
    Tổng số bài viết (446)
    Số điểm: 4249
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Doanh nghiệp trước khi phá sản có thể quyên góp từ thiện?

    Cám ơn thông tin từ bài viết của tác giả. Việc quyên góp từ thiện là một hoạt động có giá trị tinh thần cao đẹp, nhằm hỗ trợ những người khó khăn. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp chuẩn bị phá sản (đang trong thời gian 06 tháng trước khi mở thủ tục phá sản) thì việc quyên góp từ thiện không thể thực hiện được. Quyên góp từ thiện được xem là tặng cho tài sản. Theo đó, pháp luật quy định giao dịch tặng cho tài sản trong thời gian này được xem là vô hiệu. Mục đích của quy định này nhằm tránh việc doanh nghiệp đã biết trước được kết quả hoạt động kinh doanh của mình trong tương lai và có hành vi tẩu tán tài sản thông qua việc thực hiện các giao dịch tặng cho tài sản. 

    Thực tế cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp khi bị mở thủ tục phá sản, vẫn cố tình tìm mọi cách để tẩu tán, cất giấu tài sản hoặc trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ trả nợ thông qua việc chuyển giao tài sản cho những người thứ ba không phải chủ nợ nhưng có quan hệ mật thiết với doanh nghiệp.

     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lvkhngoc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/11/2022)
  • #594492   29/11/2022

    Doanh nghiệp trước khi phá sản có thể quyên góp từ thiện?

    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn! Pháp luật quy định như trên nhằm đảm bảo doanh nghiệp không trốn nghĩa vụ thuế hay nghĩa vụ nợ đối với các bên trong giao dịch của doanh nghiệp. Không ít trường hợp mà doanh nghiệp thấy trước được kết quả kinh doanh thua lỗ của mình và tìm cách tẩu tán tài sản để trốn tránh các nghĩa vụ tài chính trong trường hợp bị tuyên bố phá sản.

     
    Báo quản trị |  
  • #595261   06/12/2022

    nguyenthikimdung2000
    nguyenthikimdung2000
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/08/2022
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2480
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 67 lần


    Doanh nghiệp trước khi phá sản có thể quyên góp từ thiện?

    Cảm ơn những thông tin bạn đã chia sẻ, mình xin bổ sung như sau:  Từ thiện là một hành động trợ giúp người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống mà tự họ không thể thay đổi được. Hoạt động từ thiện có thể thông qua hình thức quyên góp, hiến tặng bằng tiền, vật phẩm,... đến các tổ chức từ thiện nhằm mục đích cứu trợ nhân đạo, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe,... Những hành động như trợ giúp tinh thần an ủi người gặp nạn, dành thời gian, công sức làm việc cho các tổ chức từ thiện cũng được xem là hành động từ thiện. Từ thiện nên được xuất phát từ tấm lòng, theo khả năng của người muốn làm từ thiện và không bị bắt buộc bởi bất kỳ một người hay tổ chức nào.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #599046   24/02/2023

    nguyentanviet2000
    nguyentanviet2000
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:06/12/2022
    Tổng số bài viết (187)
    Số điểm: 1544
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 42 lần


    Doanh nghiệp trước khi phá sản có thể quyên góp từ thiện?

    Cảm ơn bài viết hữu ích của tác giả. Nếu doanh nghiệp đang trong tình trạng khó khăn về tài chính và đang đối mặt với nguy cơ phá sản, việc quyên góp từ thiện có thể bị coi là một hành động không trung thực và phi đạo đức. Thay vì đóng góp vào quỹ từ thiện, doanh nghiệp nên tập trung vào việc giải quyết các vấn đề tài chính và nghĩa vụ khác đối với người lao động và các đối tác của mình. Việc quyên góp từ thiện chỉ nên được thực hiện khi doanh nghiệp đang trong tình trạng tài chính ổn định và có khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhân viên, các đối tác và chính phủ. Nếu doanh nghiệp không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính này, việc quyên góp từ thiện sẽ không chỉ giảm bớt trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn có thể làm gia tăng sự phân biệt đối xử và gây tranh cãi về tính đạo đức và trung thực của doanh nghiệp.

     
    Báo quản trị |