Doanh nghiệp TNHH MTV/tư nhân tranh chấp tại tòa án thì có được thành lập DN mới?

Chủ đề   RSS   
  • #601728 12/04/2023

    hirono
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (434)
    Số điểm: 4402
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 62 lần


    Doanh nghiệp TNHH MTV/tư nhân tranh chấp tại tòa án thì có được thành lập DN mới?

    Công ty đang tranh chấp tại Tòa án về vấn đề khóa mã số thuế với chi cục thuế. Hiện tại đang dính kiện tụng thì công ty có làm thủ tục giải thể để mở công ty mới. Trong trường hợp này có làm thủ tục giải thể được không? Và có mở công ty mới được không? Trường hợp là chủ doanh nghiệp tư nhân/chủ công ty TNHH MTV?

    Thứ nhất, công ty đang kiện tụng có làm thủ tục giải thể được không?

    Căn cứ Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

    - Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây:

    + Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

    + Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

    + Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

    + Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

    - Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

    Theo đó, trường hợp công ty đang tranh chấp với cơ quan thuế về việc đóng mã số thuế tại tòa án thì không giải thể được.

    Thứ hai, chủ công ty tư nhân có được mở công ty mới không?

    Căn cứ Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định doanh nghiệp tư nhân:

    - Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

    - Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

    - Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

    Theo đó, nếu doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp tư nhân không được thành lập thêm doanh nghiệp khác khi chưa chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp hiện tại. Đồng thời chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

    Thứ ba, chủ công ty TNHH MTV có được thành lập doanh nghiệp mới?

    Căn cứ Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

    - Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    - Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

    + Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

    Đồng thời tại Điều 77 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty như sau

    - Góp đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty.

    - Tuân thủ Điều lệ công ty.

    - Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty với tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với chi tiêu của Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

    - Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê, hợp đồng, giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty.

    - Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu công ty và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

    - Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

    - Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

    Căn cứ những quy định trên thì Luật doanh nghiệp không cấm một cá nhân được thành lập nhiều công ty TNHH 1 thành viên (nếu không thuộc các điều kiện cấm thành lập doanh nghiệp theo Khoản 2 Điều 17) nên trong trường hợp này người giám đốc đó được lập thêm công ty TNHH 1 thành viên.

     
    140 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hirono vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/04/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận