Hồ sơ, trình tự, thủ tục thanh lý tài sản nhà nước
a) Điều kiện thanh lý tài sản nhà nước: Tài sản hết
thời hạn sử dụng, không có nhu cầu sử dụng mà không thể điều chuyển cho
đơn vị khác, tài sản bị hư hỏng không thể sử dụng hoặc nếu tiếp tục sử
dụng thì không có hiệu quả và phải chi phí sửa chữa quá lớn; nhà, công
trình kiến trúc phải phá dỡ để giải phóng mặt bằng phục vụ thực hiện dự
án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
b) Khi tài sản nhà nước đủ điều kiện thanh lý theo quy định tại tiết a điểm 10.1 phần II Thông tư
35/2007/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước, thủ trưởng đơn vị sử dụng có trách nhiệm:
- Quyết định thanh lý tài sản nhà nước thuộc thẩm
quyền đã được Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh phân cấp; tổ chức thực hiện việc thanh lý tài sản nhà
nước theo quy định tại tiết c điểm này.
- Lập hồ sơ đề nghị thanh lý những tài sản nhà nước không thuộc thẩm quyền, gửi cơ quan có thẩm quyền quyết định. Hồ sơ gồm:
+ Văn bản đề nghị thanh lý tài sản nhà nước;
+ Bảng kê số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại của
tài sản đề nghị thanh lý, kèm theo các tài liệu có liên quan đến tài
sản đề nghị thanh lý;
+ Đối với các loại tài sản mà pháp luật có quy định
khi thanh lý cần có ý kiến xác nhận chất lượng tài sản của cơ quan
chuyên môn thì phải gửi kèm ý kiến bằng văn bản của các cơ quan này.
c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết
định việc thanh lý tài sản nhà nước theo đề nghị của đơn vị. Trong
quyết định thanh lý tài sản phải quy định rõ hình thức thanh lý: phá
dỡ, bán, tiêu huỷ.
Địa Điểm tiếp nhận hồ sơ : văn phòng Sở Tài Chính địa phương.