Doanh nghiệp nên làm gì trong lúc này?

Chủ đề   RSS   
  • #155021 14/12/2011

    thuonggia78
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/10/2011
    Tổng số bài viết (235)
    Số điểm: 5136
    Cảm ơn: 305
    Được cảm ơn 400 lần


    Doanh nghiệp nên làm gì trong lúc này?

    Đây là một câu hỏi khó trả lời mà một nhóm chủ DN hỏi tôi chiều hôm qua  13/12/2011 tại thành phố biển Nha Trang. Tôi đưa ra ý kiến của mình để mọi người bổ sung góp ý.

    Vì là một câu hỏi chung nên tôi cũng đã trả lời hết sức CHUNG CHUNG:

    Theo cá nhân tôi, năm nay là một năm đầy khó khăn của cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam với gần 50 ngàn ông chủ biến mất và nhiều DN đang trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Vì vậy theo tôi trong lúc này các Doanh nghiệp nên giải quyết những vấn đề sau:

    1. Thực hiện tái cơ cấu Doanh nghiệp
    - Việc tái cơ cấu DN trong giai đoạn này là vô cùng cần thiết, kể cả những DN đang hoạt động ổn định nhưng tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn kéo dài do đó cần phải tái cơ cấu thông qua một đề án cụ thể để tìm ra các lỗ hổng trong DN từ đó sẽ đưa ra các giải pháp phù hợp để cải thiện tình hình tốt hơn.

    2. Thực hiện việc " gạn đục khơi trong"
    - Giai đoạn này là giai đoạn tình hình nhân sự có nhiều thay đổi, DN nên tổng kiểm duyệt lại vấn đề chất lượng và số lượng nhân sự của mình sao cho hiệu quả nhất và cắt giảm chi phí tối đa trong khả năng trang trải của mình. Những nhân sự có chất lượng thì giữ lại, nhân lực yếu kém, nhân lực không cần thiết thì nên " tạm thời từ chối sử dụng".

    3. Cắt giảm đầu tư phi kinh doanh
    - Các hoạt động đầu tư không thuộc phạm vi để kinh doanh (sản xuất, phân phối, cung cấp dịch vụ...) cần phải được cắt giảm. Chi phí văn phòng, chi phí quảng cáo...phải cắt giảm. Đồng thời kiểm soát tiết kiệm và thất thoát một cách có hiệu quả nhất. Tập trung mọi nguồn lực cho các nhu cầu cần thiết nhất.

    4. Hoạt động cầm chừng hoặc tạm thời đóng cửa nếu có căn cứ " BÁO ĐỘNG ĐỎ" về tình hình tài chính
    - Nhiều DN hiện nay xoay từng đồng để trả lãi ngân hàng hàng tháng. Do vậy, cần xác định nghiêm túc tình hình tài chính của mình xem có cải thiện được tình hình khó khăn hay không? Nếu cảm thấy tài chính DN đã ở ngưỡng BÁO ĐỘNG ĐỎ thì nên hoạt động cầm chừng đợi cơ hội mới hoặc tạm thời dừng hoạt động.

    5. Sát nhập hoặc liên doanh
    - Những DN đang yếu nếu hợp nhất lại với nhau có thể thành một DN mạnh, giảm thiểu được chi phí cố định và chi phí khác. Hoặc liên doanh với nhau thông qua sự hợp tác trao đổi qua lại. Thực hiện việc này cần có quá trình đánh giá lại DN như nội dung số 1 đã nêu.

    6. Huy động tối đa nguồn vốn ngoài tín dụng trong khả năng có thể
    - Tìm đến tất cả mọi người trong gia đình, bạn bè...ai có nguồn vốn nhàn rỗi có thể vay mượn họ trả lãi bằng lãi xuất họ gửi vào Ngân hàng ( vì thấp hơn lãi xuất vay Ngân hàng) hoặc có thể dùng tiền vay để tất toán với ngân hàng nhằm giảm thiểu số tiền lãi phải trả hàng tháng.

    7. Linh hoạt, khéo léo, kiên trì trong việc giải quyết công nợ
    - Hiện tượng nợ dây chuyền đang diễn ra khá phổ biến trong cộng đồng DN, nhất là giai đoạn này tiền mặt là vấn đề thách thức vô cùng lớn đối với các DN. Vì thế, trong quá trình đòi nợ, hoãn nợ cần linh hoạt, khéo léo và kiên trì giải quyết tránh những rắc rối không cần thiết ( VD: có thể phải mất thời gian ra tòa làm việc hoặc mất đi một mối quan hệ, một đối tác lớn sau này chỉ vì o ép để đòi tiền nợ...).

    8. Lập biểu đồ quản lý khủng hoảng
    - Cần lập 1 biểu đồ quản lý khủng hoảng cho DN mình ( kể cả chưa có vấn đề gì) để theo dõi tình hình một cách sát sao nhất nhằm hướng tới các giải pháp phòng ngừa khủng hoảng. Các ông chủ Dn nên chịu khó xem báo cáo tài chính THEO NGÀY hoặc theo tuần, chứ không nên để CUỐI THÁNG mới xem báo cáo tài chính.

    Trên đây là 8 lời khuyên mang tính chất cá nhân của tôi với một nhóm DN khu vực Miền Trung và cũng là điều nhiều DN hiện nay đang băn khoăn.

    Mong các thành viên bổ sung, góp ý thêm

    Trân trọng cảm ơn./.

    Hoàng Thanh - Chuyên viên Tư vấn và Đào tạo về Quản trị kinh doanh

     
    10559 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn thuonggia78 vì bài viết hữu ích
    KIDT20042004 (19/09/2012) Khongtheyeuemhon (09/08/2012) hoanglong1952 (14/12/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #155206   14/12/2011

    hoanglong1952
    hoanglong1952

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2011
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 810
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 6 lần


    Ý kiến của thuonggia78 bác thấy rất hay nhưng bác nghĩ lời khuyên thứ 4" hoạt động cầm chừng hoặc tạm thời đóng cửa" có mục tiêu hơi bi quan. Lúc này là lúc các DN nên cố gắng vận dụng tất cả mọi khả năng thì mới có thể tồn tại và phát triển được.Nếu gián đoạn hoạt động uy tín sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ý kiến này cháu nên xem xét lại.

    Hơn nữa việc sát nhập cũng không đơn giản vì Dn việt quen tự làm 1 mình rồi. Một số cũng muốn làm chung với người khác nhưng lại luôn nghi ngờ. Việc này chỉ nên áp dụng với các DN nhà nước làm ăn không hiệu quả mà thôi.

    Tuy nhiên bác đánh giá cao nhãn quan kinh tế và quản trị của thuonggia78. Nếu cháu bằng tuổi bác thì kiến thức của cháu sẽ rất uyên bác rồi.

    Chúc cháu thành công

    bác Hoàng Long
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hoanglong1952 vì bài viết hữu ích
    thuonggia78 (14/12/2011) Khongtheyeuemhon (09/08/2012)