Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ có cần trích khấu hao tài sản cố định hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #604818 17/08/2023

    Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ có cần trích khấu hao tài sản cố định hay không?

     

    Doanh nghiệp Anh kinh doanh thua lỗ thì không trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) có được không? Nếu phải trích khấu hao thì chi phí đó có được tính là chi hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN hay không?

    1. Doanh nghiệp kinh doanh lỗ có được trích khấu hao TSCĐ hay không?

    Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 9 Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành (được bổ sung bởi Khoản 4 Điều 1 Thông tư 147/2016/TT-BTC) quy định về nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ như sau:

    - Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:

    + TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

    + TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất.

    + TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).

    + TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

    + TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).

    + TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

    + TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.

    + Các tài sản cố định loại 6 được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư này không phải trích khấu hao, chỉ mở sổ chi tiết theo dõi giá trị hao mòn hàng năm của từng tài sản và không được ghi giảm nguồn vốn hình thành tài sản.

    ...

    - Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.

    Theo đó, tài sản cố định của doanh nghiệp vẫn còn trong thời gian trích khấu hao, đang đưa vào sản xuất kinh doanh thì phải thực hiện trích khấu hao căn cứ quy định trên, kể cả trường hợp doanh nghiệp bị lỗ.

    2. Khoản chi phí khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?

    Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 9 Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC thì các khoản chi phí khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

    Bên cạnh đó, theo quy định tại Điểm 2.2. Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, có 09 khoản chi khấu hao TSCĐ không được trừ khi tính thuế TNDN dưới đây:

    - Chi khấu hao đối với TSCĐ không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

    - Chi khấu hao đối với TSCĐ không có giấy tờ chứng minh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê mua tài chính).

    - Chi khấu hao đối với TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý TSCĐ và hạch toán kế toán hiện hành.

    - Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.

    - Khấu hao đối với TSCĐ đã khấu hao hết giá trị.

    - Phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống, trừ các trường hợp sau:

    + Ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn (các ô tô được đăng ký tên doanh nghiệp mà doanh nghiệp này trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký một trong các ngành nghề: vận tải hành khách, du lịch, khách sạn và được cấp phép kinh doanh).

    + Ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô

    Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng, thanh lý xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống thì giá trị còn lại của xe được xác định bằng nguyên giá thực mua TSCĐ trừ (-) số khấu hao lũy kế của TSCĐ theo chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ tính đến thời điểm chuyển nhượng, thanh lý xe.

    - Phần trích khấu hao đối với TSCĐ là tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn:

    - Khấu hao đối với công trình trên đất vừa sử dụng cho sản xuất kinh doanh vừa sử dụng cho mục đích khác thì không được tính khấu hao vào chi phí được trừ đối với giá trị công trình trên đất tương ứng phần diện tích không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

    - Trường hợp TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang dùng cho sản xuất kinh doanh nhưng phải tạm thời dừng thì doanh nghiệp không được tính chi phí được trừ đối với khoản trích khấu hao tài sản đó trong thời gian tạm dừng nếu không đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    - Quyền sử dụng đất lâu dài không được trích khấu hao và phân bổ vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

    Như vậy, khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ thì vẫn phải trích khấu hao tài sản cố định. Khoản chi phí khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ một số trường hợp nêu trên.

     

     

     

     

                                                                                                           

     

     
    1871 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận