Doanh nghiệp không được phép kỷ luật người lao động bằng 4 hình thức sau đây!

Chủ đề   RSS   
  • #577145 19/11/2021

    lamlinh_2507
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:28/03/2018
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 3130
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 170 lần


    Doanh nghiệp không được phép kỷ luật người lao động bằng 4 hình thức sau đây!

    Khi nhận thấy người lao động có những sai phạm với quy định của công ty, hay thực hiện không tốt công việc được giao gây ra thiệt hại, người sử dụng lao động được quyền xử lý kỉ luật người lao động nhằm duy trì nề nếp công ty . Tuy có 04 hình thức xử lý kỷ luật mà pháp luật nghiêm cấm người sử dụng lao động không được áp dụng với người lao động. Đó là những hình thức nào?

    Doanh nghiệp không được phép kỷ luật người lao động bằng 4 hình thức sau đây - Minh họa

    Việc xử lý kỷ luật dù do doanh nghiệp quyết định nhưng phải tuân theo các quy định của pháp luật. Những hình thức xử lý kỷ luật được pháp luật cho phép được quy định tại điều 124 Bộ luật lao dộng 2019  bao gồm:

    “Điều 124. Hình thức xử lý kỷ luật lao động

    1. Khiển trách.

    2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.

    3. Cách chức.

    4. Sa thải.”

    Người sử dụng lao động chỉ được phép xử lý người lao động bằng 04 hình thức kỷ luật này. Trên thực tế, nhiều người sử dụng lao động đã không tuân thủ quy định của pháp luật khi xử lý người lao động bằng những hình thức không được phép. Trong đó có 04 hình thức kỷ luật mà pháp luật không cho phép người sử dụng lao động áp dụng với người lao động căn cứ Điều 127 Bộ luật này:

    1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.

    2. Phạt tiền thay cho việc xử lý kỷ luật lao động

    3. Cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động.

    4. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định

    Quy định mới đã làm rõ thêm một số hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình xử lý kỷ luật lao động so với Điều 128 Bộ luật lao động 2012 trước đây như:

    - Cấm xâm phạm danh dự, tính mạng, uy tín của người lao động;

    - Cấm xử lý kỷ luật đối với người lao động có hành vi vi phạm không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

    Có thể thấy, Bộ luật Lao động mới đã bổ sung thêm nhiều quy định nhằm bảo vệ hơn cho người lao động.

    Điều 132 Bộ luật Lao động 2012 quy định về quyền của người lao động khi bị xử lý kỷ luật không thỏa đáng, xâm phạm quyền và lợi ích của mình. Theo đó, người lao động được yêu cầu giải quyết theo 2 cơ chế: khiếu nại  (theo thủ tục hành chính) và khởi kiện (theo thủ tục tư pháp).

    Người lao động nên làm gì khi bị xử lý kỷ luật trái pháp luật?

    Người lao động khi xét thấy hành vi xử lý kỷ luật là sai phạm, xâm phạm quyền và lợi ích của mình thì có quyền khiếu nại ( thủ tục hành chính) hoặc khởi kiện ( thủ tục tư pháp) căn cứ theo Điếu 131 Bộ luật lao động 2019 và điều 73 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

    Cụ thể, người lao động khiếu nại lần đầu yêu cầu người sử dụng lao đông có thẩm quyền giải quyết. Thời hiệu khiếu nại là 180 ngày kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định căn cứ Khoản 1 Điều 7 và Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP

    Nếu quá 30 ngày mà người sử dụng không giải quyết thì người lao động gửi đơn khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội  nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

    Nếu việc khiếu nại không thành, người lao động có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Lưu ý rằng trừ trường hợp bị kỷ luật theo hình thức sa thải thì những trường hợp còn lại, người lao động phải thực hiện hòa giải tại hòa giải viên lao động. Thời hiệu hòa giải là 06 tháng.

    Trường hợp hoà giải không thành hoặc người sử dụng lao động không thực hiện phương án hòa giải hoặc hết 05 ngày làm việc mà hoà giải viên lao động không hoà giải thì người lao động khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết, thời hiệu yêu cầu là 01 năm kể từ ngày người lao động nhận quyết định xử lý kỷ luật không thỏa đáng.

    Trên đây là thông tin về 04 hành vi xử lý kỷ luật mà pháp luật nghiêm cấm người sử dụng lao động thực hiện với người lao động cùng với hướng giải quyết mà người lao động có thể áp dụng khi nhận thấy mình có quyền và lợi ích bị xâm phạm từ quyết định trái pháp luật của người sử dụng lao động.

    Cập nhật bởi lamlinh_2507 ngày 20/11/2021 03:48:51 SA
     
    647 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamlinh_2507 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/11/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #577570   30/11/2021

    Doanh nghiệp không được phép kỷ luật người lao động bằng 4 hình thức sau đây!

    Hình thức kỷ luật lao động là chế tài của trách nhiệm kỷ luật do pháp luật quy định để người sử dụng lao động áp dụng đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật. Khi bị kỷ luật sai so với quy định, người lao động có thể khiếu nại đến Sở Lao động và Thương binh xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính hoặc có thể khởi kiện đến Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn daisy1009 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/11/2021)
  • #579386   15/01/2022

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2028)
    Số điểm: 14817
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 321 lần


    Doanh nghiệp không được phép kỷ luật người lao động bằng 4 hình thức sau đây!

    Theo quy định không được phạt tiền thay cho việc xử lý kỷ luật lao động cũng như cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động nhưng trên thực tế việc phạt tiền khi vi phạm còn diễn ra ở rất nhiều doanh nghiệp và người lao động thường phải chấp nhận việc này. Cũng cần có cơ chế cụ thể hơn để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

     
    Báo quản trị |