Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Chủ đề   RSS   
  • #433771 17/08/2016

    Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

    Xin chào các luật sư, em có thắc mắc này mong các luật sư giải đáp giúp.

    Nhà đầu tư nước ngoài A thành lập một doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam là DN B. Sau một thời gian hoạt động, DN B này lại đăng ký một dự án khác và thành lập DN C có vốn 100% từ B. Căn cứ theo luật Đầu tư 2014, DN C này đã được cấp GCNĐKĐT vì là dự án thành lập DN mới của DN có 51% vốn nước ngoài chi phối. Như vậy xin hỏi lúc này DN C phải được xem là DN có vốn đầu tư nước ngoài hay là DN Việt Nam?

    Thông tin thêm là trên giấy CNĐKDN lẫn ĐKĐT thì nhà đầu tư và chủ sở hữu đều là DN B.

    Xin cảm ơn.

     
    9499 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #433798   17/08/2016

    huannguyen90
    huannguyen90

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2014
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 1099
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 29 lần


    Chào bạn

     

    Điểm b khoản 1  điều 23 luật đầu tư quy định rõ trường hợp doanh nghiệp C là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ! tổ chức kinh tế có nhiều dạng trong đó có dạng doanh nghiệp 

    Trong trường hợp của Công ty B không nhất thiết phải lập công ty C để thực hiện dự án mới (theo luật đầu tư mới)

    Solicitor

    luatgiatre90@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #433807   17/08/2016

    Cảm ơn ý kiến của bạn. Nhưng nếu như vậy liệu có mâu thuẫn với phần định nghĩa về Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Điều 3 không?

    "14. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

    15. Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

    16. Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

    17. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông."

    Nếu nói C là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có nghĩa là B là nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng B lại được thành lập tại Việt Nam theo pháp luật đầu tư, doanh nghiệp của Việt Nam.

     

    Đây là đặt trường hợp B muốn lập công ty con nữa bạn. Chứ nếu B thực hiện dự án khác bằng tư cách của chính B thì đã không có gì để bàn nữa.

    Cập nhật bởi Tqthang2104 ngày 17/08/2016 04:00:06 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #433859   18/08/2016

    huannguyen90
    huannguyen90

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2014
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 1099
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 29 lần


    Về mặt câu chữ: nếu xác định B là một pháp nhân độc lập hoàn toàn với nhà đầu tư nước ngoài thì sẽ là mâu thuẫn như bạn nói .
     

    nhưng theo mình hiểu: 

    "14. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam

     

    mà mọi quyết định của B đều do A nắm quyền quyết, nếu B mà hoạt động trong thương mại thì B sẽ được gọi với khái niệm "hiện diện thương mại" trong lãnh thổ Viêt Nam của A. Dưới góc độ kinh tế và thông lệ quốc tế thì B được coi là một phần của A - đại diện cho A.

    Mình cũng k có cách giải thích nào hơn :))) hi vọng trong lần sửa luật tới sẽ làm chặt chẽ hơn !

    Solicitor

    luatgiatre90@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #433872   18/08/2016

    HaiVIB
    HaiVIB
    Top 500
    Female
    Chồi

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2013
    Tổng số bài viết (192)
    Số điểm: 1424
    Cảm ơn: 123
    Được cảm ơn 150 lần


    Chào bạn,

    Vừa rồi mình có đi tập huấn do Bộ KHĐT tổ chức, họ có tóm tắt như sau:

    Tổ chức kinh tế chịu sự đối xử như nhà đầu tư nước ngoài . gồm:

    a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm > or =51% vốn điều lệ, hoặc

    b) Có tổ chức kinh tế nêu tại điểm (a) nắm > or = 51% vốn điều lệ, hoặc

    c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nêu tại điểm (a) nắ > or= 51% vốn điều lệ

    => Các trường hợp còn lại không thuộc (a),(b),(c) nêu trên  thì được đối xử như nhà đầu tư trong nước.

    Trân trọng!

     
     
    Báo quản trị |  
  • #453581   16/05/2017

    Giaphat.lawF
    Giaphat.lawF
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2016
    Tổng số bài viết (302)
    Số điểm: 1654
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 58 lần


    Chào bạn, tôi xin tư vấn những thắc mắc của bạn về việc doanh nghiệp C là doanh nghiệp đầu tư có vốn nước ngoài hay doanh nghiệp Vệt Nam  như sau:

    Theo quy định tại khoản Điều 23 Luật đầu tư 2014 thì:

    1.Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh.

    b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

    c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.

    2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

    3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.

    Như vây, theo khoản 1 thì doanh nghiệp C sẽ được coi như tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ( Tức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ) vì có nắm giữ 51% vốn nước ngoài theo điểm a) khoản 1.

    Theo quy định tại khoản 3 thì doanh nghiệp B không nhất thiết phải thành lập doanh nghiệp C để thực hiện dự án đầu tư mới mà có thể tự mình thực hiện các dự án đó. Nên bên bạn không nhất thiết phải thành lập doanh nghiệp C để có thể tiết kiệm chi phí, thời gian, và không làm phức tạp hóa các vấn đề trong việc thực hiện dự án đầu tư mới.

    Cập nhật bởi Giaphat.lawF ngày 16/05/2017 10:50:46 SA
     
    Báo quản trị |