Doanh nghiệp có dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm ứng viên

Chủ đề   RSS   
  • #218804 09/10/2012

    daudaucantho

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:20/01/2010
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 300
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 0 lần


    Doanh nghiệp có dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm ứng viên

    Em kính chào Luật Sư.

    Luật sư vui lòng hỗ trợ em vấn đề sau ạ:

    Công ty em đăng ký GPKD mảng hoạt động là: Giáo dục nghề nghiệp và mảng ngành 7810 - hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm; ngành 7820 - cung ứng lao động tạm thời, 7830 - cung ứng và quản lý nguồn lao động...
    Dịch vụ bên em hiện đang cung cấp là: hỗ trợ tìm kiếm các ứng viên cho Doanh nghiệp có nhu cầu, nhận và sàng lọc CV, sau đó tiến hành test ứng viên và cuối cùng là gửi những hồ sơ ứng viên đạt cho khách hàng. Ngoài ra, bên em còn nhận cung cấp các ứng viên theo yêu cầu của Nhà tuyển dụng. (Em không thu bất cứ chi phí nào của người tìm việc, chỉ thu phí dịch vụ đối với các Doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng)

    Theo em được biết, 1 trong những điều kiện để có chức năng cung ứng lao động, giới thiệu việc làm là phải có ký quỹ tại Ngân hàng là 300 triệu đồng.
     

    Luật sư cho em hỏi, bên em thể có cách nào không phải ký quỹ hay không? Nếu bên em cung ứng dịch vụ dưới hình thức ký hợp đồng là 1 bộ phận nhân sự của chính công ty khách hàng có được không? (Tức là bên em là bộ phận nhân sự của công ty khách hàng, đăng tin tuyển dụng, sàng lọc, đánh giá CV nhận được của khách hàng...)

    Em chân thành cám ơn Luật Sư ạ!

     
    4139 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #218984   10/10/2012
    Được đánh dấu trả lời

    congtyluatdanviet
    congtyluatdanviet

    Mầm

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2012
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 505
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Chào bạn!

    Câu hỏi của bạn luật sư xin tư vấn như sau:

     Công ty bạn bắt buộc phải ký quỹ ít nhất 300 triệu đồng Việt Nam tại Ngân hàng để giải quyết các rủi ro và các khoản phải đền bù có thể xảy ra trong quá trình hoạt động.

    Công ty bạn kinh doanh với các ngành nghề Giáo dục nghề nghiệp và mảng ngành; hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm; cung ứng lao động tạm thời; cung ứng và quản lý nguồn lao động nên không thể ký hợp đồng dưới hình thức bộ phận nhân sự của chính công ty với khách hàng được.

    Chúc bạn thành công.

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn congtyluatdanviet vì bài viết hữu ích
    daudaucantho (15/10/2012)
  • #220099   15/10/2012

    daudaucantho
    daudaucantho

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:20/01/2010
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 300
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 0 lần


    Cám ơn Luật sư đã giúp đỡ, tuy nhiên em muốn hỏi thêm chút về nguyên nhân: "không thể ký hợp đồng dưới hình thức bộ phận nhân sự của chính công ty với khách hàng được" là sao ạ?
    Ngoài ra, bên em có website truyền thông việc làm là công cụ để tìm kiếm ứng viên và đăng tin tuyển dụng cho các doanh nghiệp, em có thể căn cứ vào đó mà làm phụ lục sàng lọc ứng viên giúp khách hàng được không ạ?

    Chân thành cám ơn Luật sư, chúc Luật sư nhiều sức khỏe!

     
    Báo quản trị |  
  • #220304   16/10/2012
    Được đánh dấu trả lời

    congtyluatdanviet
    congtyluatdanviet

    Mầm

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2012
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 505
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Chào bạn!

    Câu hỏi của bạn luật sư xin tư vấn như sau:

    Ông tổng giám đốc công ty bạn là người nước ngoài được công ty bạn ký hợp đồng lao động nhằm để điều hành, quản lý công ty TNHH tại Việt Nam thì thuộc đối tượng bắt buộc tham gia đóng bảo hiểm y tế tại Việt Nam. Theo luật bảo hiểm Y tế năm 2008 quy định các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:

    Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động; người lao động là người quản lý doanh nghiệp tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; cán bộ công chức, viên chức theo quy định của pháp luật(sau đây gọi chung là người lao đông).(Điều 12- Luật Bảo hiểm Y tế năm 2008).
    Lao động là người nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên hoặc hợp đồng không xác định thời hạn với cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc.



    2. Mức đóng và phương thức đóng:

    2.1 Người lao động hằng tháng đóng bằng 1,5% mức tiền lương, tiền công.

    2.2 Người sử dụng lao động hằng tháng, đóng bằng 3% quỹ tiền lương, tiền công của người lao động.



    3. Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm y tế bắt buộc:

    Tiền lương tháng đóng bảo hiểm y tế là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.

    Trường hợp mức tiền lương, tiền công quy định nếu cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm y tế bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.



    4. Quy trình cấp thẻ BHYT cho người lao động nước ngoài

    Người lao động nước ngoài:

    - Cung cấp thông tin cho đơn vị.

    - Đăng ký nơi khám chữa bệnh theo tuyến tỉnh (hoặc tương đương).

    Đơn vị:

    - Lập 3 bản mẫu 1a-TBH “DS đề nghị cấp cấp sổ BHXH, thẻ BHYT”;

    - Lập 3 bản mẫu 3a-TBH “DS điều chỉnh lao động và mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN”;

    - Hợp đồng lao động ký với người nước ngoài;

    - Chuyển tiền hàng tháng theo quy định, ghi rõ mã đơn vị tham gia BHYT do cơ quan BHXH cấp (đơn vị có người lao động nước ngoài được cấp 2 mã số tham gia BHXH và BHYT);

    - Xem số liệu thông báo trực tuyến và nhận thông báo đối chiếu quý tại cơ quan BHXH.

    Cơ quan BHXH:

    - Cấp mã đơn vị tham gia BHYT cho người nước ngoài (khác mã đơn vị tham gia BHXH);

    - Cấp mã số thẻ BHYT;

    - Cấp thẻ BHYT, giá trị thẻ theo thời hạn như đối với người LĐ Việt Nam;

    - Thông báo đối chiếu hàng tháng và quý cho đơn vị.

     

    Nếu người lao động tự do không thuộc diện tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc theo quy định của Nhà nước thì có thể tham gia BHYT tự nguyện. Theo Thông tư liên tịch số06/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 30-3-2007 và Thông tư liên tịch số 14/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 10-12-2007 của liên Bộ Y tế, Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện, BHYT tự nguyện được áp dụng với mọi công dân Việt Nam, (trừ những người đã có thẻ BHYT bắt buộc và trẻ em dưới 6 tuổi).

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn congtyluatdanviet vì bài viết hữu ích
    minhthangvl80 (07/05/2013)
  • #224978   08/11/2012

    daudaucantho
    daudaucantho

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:20/01/2010
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 300
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 0 lần


    lschuhanh viết:

    Chào bạn!

    Câu hỏi của bạn luật sư xin tư vấn như sau:

    Ông tổng giám đốc công ty bạn là người nước ngoài được công ty bạn ký hợp đồng lao động nhằm để điều hành, quản lý công ty TNHH tại Việt Nam thì thuộc đối tượng bắt buộc tham gia đóng bảo hiểm y tế tại Việt Nam. Theo luật bảo hiểm Y tế năm 2008 quy định các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:

    Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động; người lao động là người quản lý doanh nghiệp tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; cán bộ công chức, viên chức theo quy định của pháp luật(sau đây gọi chung là người lao đông).(Điều 12- Luật Bảo hiểm Y tế năm 2008).
    Lao động là người nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên hoặc hợp đồng không xác định thời hạn với cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc.



    2. Mức đóng và phương thức đóng:

    2.1 Người lao động hằng tháng đóng bằng 1,5% mức tiền lương, tiền công.

    2.2 Người sử dụng lao động hằng tháng, đóng bằng 3% quỹ tiền lương, tiền công của người lao động.



    3. Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm y tế bắt buộc:

    Tiền lương tháng đóng bảo hiểm y tế là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.

    Trường hợp mức tiền lương, tiền công quy định nếu cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm y tế bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.



    4. Quy trình cấp thẻ BHYT cho người lao động nước ngoài

    Người lao động nước ngoài:

    - Cung cấp thông tin cho đơn vị.

    - Đăng ký nơi khám chữa bệnh theo tuyến tỉnh (hoặc tương đương).

    Đơn vị:

    - Lập 3 bản mẫu 1a-TBH “DS đề nghị cấp cấp sổ BHXH, thẻ BHYT”;

    - Lập 3 bản mẫu 3a-TBH “DS điều chỉnh lao động và mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN”;

    - Hợp đồng lao động ký với người nước ngoài;

    - Chuyển tiền hàng tháng theo quy định, ghi rõ mã đơn vị tham gia BHYT do cơ quan BHXH cấp (đơn vị có người lao động nước ngoài được cấp 2 mã số tham gia BHXH và BHYT);

    - Xem số liệu thông báo trực tuyến và nhận thông báo đối chiếu quý tại cơ quan BHXH.

    Cơ quan BHXH:

    - Cấp mã đơn vị tham gia BHYT cho người nước ngoài (khác mã đơn vị tham gia BHXH);

    - Cấp mã số thẻ BHYT;

    - Cấp thẻ BHYT, giá trị thẻ theo thời hạn như đối với người LĐ Việt Nam;

    - Thông báo đối chiếu hàng tháng và quý cho đơn vị.

     

    Nếu người lao động tự do không thuộc diện tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc theo quy định của Nhà nước thì có thể tham gia BHYT tự nguyện. Theo Thông tư liên tịch số06/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 30-3-2007 và Thông tư liên tịch số 14/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 10-12-2007 của liên Bộ Y tế, Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện, BHYT tự nguyện được áp dụng với mọi công dân Việt Nam, (trừ những người đã có thẻ BHYT bắt buộc và trẻ em dưới 6 tuổi).

    Trân trọng!

    Kính thưa Luật sư, em hỏi vấn đề khác ạ, chắc là có lầm lẫn ở đây, mong được Luật sư tư vấn lại giúp em.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: