Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp xuất khẩu toàn bộ sản phẩm hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế do vậy việc bán hàng vào thị trường nội địa không được khuyến khích.
Theo Nghị định Chính phủ số #8db3e2;">29/2008/NĐ-CP ban hành ngày 14/03/2008, thì quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, trừ khu phi thuế quan, là quan hệ xuất, nhập khẩu.
Theo Điều 15 Nghị định Chính phủ số 108/2006, Doanh nghiệp chế xuất được bán vào thị trường nội địa hàng hóa sau:
a) Sản phẩm do doanh nghiệp chế xuất sản xuất và không thuộc diện cấm nhập khẩu;
b) Sản phẩm do doanh nghiệp chế xuất sản xuất mà thị trường nội địa có nhu cầu;
c) Phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất không thuộc diện cấm nhập khẩu hoặc thuộc diện được phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thương mại và pháp luật có liên quan.
Theo Thông tư số 04/2007/TT-BTM ngày 04/4/2007 của Bộ Thương mại, hàng hóa do doanh nghiệp chế xuất mua hoặc bán với thị trường nội địa phải không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Nghị định #8db3e2;">12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006.
Hàng hóa thuộc diện quản lý theo giấy phép hoặc quản lý chuyên ngành phải được Bộ Thương mại hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành chấp thuận bằng văn bản mới được mua hoặc bán vào thị trường nội địa.
Doanh nghiệp chế xuất được trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan, không phải làm thủ tục phê duyệt kế hoạch nhập khẩu tại các Ban quản lý Khu chế xuất, Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế, Khu thương mại. Việc nhượng bán phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất được thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường.
Chào bạn!