Doanh nghiệp bị xử phạt hành chính mà giải thể thì có tiếp tục thi hành?

Chủ đề   RSS   
  • #600654 28/03/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Doanh nghiệp bị xử phạt hành chính mà giải thể thì có tiếp tục thi hành?

    Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục giải thể là điều mà không một công ty nào muốn vì khi đó doanh nghiệp sẽ không còn tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh.
     
    Dù vậy, trong trường hợp trước đó doanh nghiệp này bị cơ quan có thẩm quyền lập quyết định xử phạt hành chính mà trong thời gian đó doanh nghiệp này giải thể thì có tiếp tục chấp hành hình phạt?
     
    doanh-nghiep-bi-xu-phat-hanh-chinh-ma-giai-the-thi-co-tiep-tuc-thi-hanh?
     
    1. Trưởng hợp nào sẽ ra quyết định xử phạt hành chính?
     
    Căn cứ Điều 67 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính khi thuộc các trường hợp sau:
     
    Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính.
     
    Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức.
     
    Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức.
     
    Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.
     
    2. Trường hợp nào doanh nghiệp sẽ không thực hiện quyết định xử phạt hành chính?
     
    Cụ thể Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020) quy định những trường hợp sau đây không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
     
    Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp sau đây:
     
    (1) Trường hợp quy định tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
     
    (2) Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính.
     
    (3) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
     
    (4) Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt.
     
    (5) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
     
    Lưu ý: Người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc tang vật, phương tiện mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tịch thu và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
     
    Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.
     
    3. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt hành chính là bao lâu?
     
    Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.”.
     
    Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
     
    Như vậy, trường hợp mà doanh nghiệp đang bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính mà cùng thời điểm doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể thì quyết định đó sẽ không thi hành nữa do doanh nghiệp đã bị mất tư cách pháp nhân.
     
    739 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận