DN nhỏ và vừa: khác biệt trước và từ sau ngày 01/01/2018

Chủ đề   RSS   
  • #461785 19/07/2017

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    DN nhỏ và vừa: khác biệt trước và từ sau ngày 01/01/2018

    DN nhỏ và vừa ngày càng được nhiều sự quan tâm hơn so với trước đây, bằng chứng là trước đây các quy định về chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa nằm rải rác ở các văn bản, nhưng sắp tới đây, việc áp dụng chúng được gói gọn trong Luật hỗ trợ DN nhỏ và vừa 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

    Luật hỗ trợ DN nhỏ và vừa 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Do đó có nhiều điểm khác biệt về cách hiểu, các chính sách hỗ trợ cho DN nhỏ và vừa, sau đây sẽ là so sánh những khác biệt đó:

    Tiêu chí

    Trước 01/01/2018

    Từ sau ngày 01/01/2018

    Khái niệm

    Bao gồm DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa, được xác định theo các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ với các tiêu chí tổng số lao động và tổng số nguồn vốn:

    - DN siêu nhỏ: có tổng số lao động dưới 10 người

    - DN nhỏ:

    + Đối với lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng có tổng số lao động từ trên 10 đến 200 và tổng nguồn vốn dưới 20 tỷ đồng

    + Đối với ngành thương mại, dịch vụ có tổng số lao động từ trên 10 đến 50 và tổng nguồn vốn dưới 10 tỷ đồng.

    - DN vừa:

    + Đối với lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng có tổng số lao động từ trên 200 đến 300 và tổng nguồn vốn từ trên 20 đến 100 tỷ đồng.

    + Đối với ngành thương mại, dịch vụ có tổng số lao động từ trên 50 đến 100 và tổng nguồn vốn từ trên 10 đến 50 tỷ đồng.

    Bao gồm DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa, có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí sau:

    - Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;

    - Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.

    Lưu ý: Việc xác định các loại DN này theo các lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.

     

    Các yếu tố để xác định DN nhỏ và vừa

    - Tổng số lao động

    - Tổng nguồn vốn

    - Lĩnh vực hoạt động

    - Tổng số lao động

    - Tổng nguồn vốn hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề

    - Lĩnh vực hoạt động

    Mức trần để xác định DN nhỏ và vừa

    - Tổng số lao động không quá 300 người

    - Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng

    - Tổng số lao động không quá 200 người

    - Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.

    Tùy lĩnh vực hoạt động xác định

    Chính sách hỗ trợ

    - Trợ giúp tài chính

    - Mặt bằng sản xuất

    - Đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật

    - Xúc tiến mở rộng thị trường

    - Tham gia kế hoạch mua sắm, cưng ứng dịch vụ công

    - Trợ giúp thông tin và tư vấn

    - Trợ giúp phát triển nguồn nhân lực

    - Vườn ươm doanh nghiệp

    - Hỗ trợ tiếp cận tín dụng

    - Hỗ trợ thuế, kế toán

    - Hỗ trợ mặt bằng sản xuất

    - Hỗ trợ công nghệ; hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung

    - Hỗ trợ mở rộng thị trường

    - Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý

    - Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực

    Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

    - Nguồn gốc:

    Hình thành từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác.

    - Chức năng:

    Cấp bảo lãnh tín dụng cho DN nhỏ và vừa.

    - Nguồn gốc:

    Là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách

    - Chức năng:

    Cấp bảo lãnh tín dụng cho DN nhỏ và vừa.

    Quỹ phát triển DN nhỏ và vừa

    - Nguồn gốc:

    + Ngân sách nhà nước.

    + Khoản đóng góp của các tổ chức trong nước

    + Khoản viện trợ, tài trợ của tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế

    + Lợi nhuận từ các hoạt động của Quỹ

    + Nguồn vốn hợp pháp khác.

    - Chức năng:

    + Tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển DN nhỏ và vừa.

    - Tài trợ kinh phí cho các chương trình, các dự án trợ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực kỹ thuật, công nghệ, năng lực quản trị DN cho DN nhỏ và vừa do các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội DN triển khai thực hiện sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt.

    - Ủy thác cho các tổ chức tín dụng cho vay ưu đãi các DN nhỏ và vừa có dự án đầu tư khả thi thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước và phù hợp với mục đích hoạt động của Quỹ.

    - Nguồn gốc:

    Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

    - Chức năng:

    + Cho vay, tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;

    + Tiếp nhận và quản lý nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

     

    Cơ sở pháp lý

    Nghị định 56/2009/NĐ-CP

    Luật hỗ trợ DN nhỏ và vừa 2017

    Xem thêm:

    8 quyền lợi dành cho hộ kinh doanh nếu chuyển đổi thành DN

    Cập nhật toàn văn các Luật, Nghị quyết đã được thông qua tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV

    Những quyền lợi dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa từ ngày 01/01/2018

     
    8649 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    nam586 (30/10/2018) HIEN032012 (24/07/2017) NIDECCOPAL (22/07/2017) mrreach (21/07/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #467136   09/09/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    4 Nghị định hướng dẫn Luật hỗ trợ DN nhỏ và vừa sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2018

    1. Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; (do Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo)

    2. Nghị định về đầu tư đổi mới, sáng tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; (do Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo)

    3. Nghị định về quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; (do Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo)

    4. Nghị định về bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. (do Bộ Tài chính soạn thảo)

    Các bạn đón chờ từ Dân Luật nhé! 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #480562   30/12/2017

    Doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ sẽ được ưu tiên hỗ trợ

    Sắp tới đây khi luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ có hiệu lực, theo đó quy định Doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ sẽ được ưu tiên hỗ trợ  hơn so với các doanh nghiệp khác.   

    "Điều 5. Nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

    .....

    Trường hợp nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo quy định của Luật này thì ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ hơn"

    Theo mình quy định ưu tiên cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ không hợp lý. Bởi lẽ xã hỗi hiện nay đã thực hiện bình đẳng giới tính, quyền lợi của phụ nữ ngày được tăng cao, do chịu thiệt thòi về mặt thể chất, cũng như gánh nặng chăm sóc gia đình, con cái hơn đàn ông. Tuy nhiên, trên góc độ kinh doanh, phụ nữ và đàn ông đều có cơ hội ngang nhau trong kinh doanh, sản xuất, không có bất lợi hay thiệt thòi về mặt thể chất thành công dựa trên sự sáng tạo, nhanh nhạy, quyết đoán, đón đầu xu thế. Cho nên nếu ưu tiên phụ nữ hơn một bước thì cơ hội cạnh tranh của các doanh nghiệp do đàn ông làm chủ sẽ giảm đi đáng kể.

    Mong mọi người bình luận cho ý kiến, mình chỉ đứng trên phương diện cánh đàn ông để xem xét thôi.

     
    Báo quản trị |