Chào bạn!
Rất vui về những lời cảm ơn của bạn!
Nhưng vướng mắc bạn vừa nêu ra, xin được trả lời như sau:
1/ Chuyển hóa tội phạm:
Trong trường hợp cụ thể, không có vấn đề chuyển hóa tội phạm xảy ra. Vì mục đích của những người nhà anh A sang rẫy nhà anh B là để đi tìm tài sản bị mất, chứ không hề có mục đích chiếm đoạt tài sản. Tức là không phải để thực hiện tội phạm.
Trong thực tiễn, chuyển hóa tội phạm (nói chính xác là chuyển hóa tội danh từ tội phạm này sang tội phạm khác) là việc lúc đầu người phạm tội thực hiện hành vi cấu thành một tội phạm cụ thể nào đó. Nhưng trong quá trình thực hiện, hành vi của người phạm tội cấu thành một tội phạm khác.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về chuyển hóa tội phạm, tôi đưa ra ví dụ như sau:
A vào nhà B để trộm cắp tài sản. Khi A đang dắt chiếc xe máy ra khỏi nhà thì bị B phát hiện chạy đến giữ chiếc xe máy lại. B đã rút hung khí ra tấn công A sau đó tiếp tục chiếm đoạt chiếc xe.
Như vậy A đã sử dụng vũ lực nhằm mục đích giữ lại tài sản đã chiếm đoạt được. Khoa học luật hình sự coi đây là trường hợp tội phạm mà A thực hiện đã chuyển hóa từ "Trộm cắp tài sản" sang "Cướp tài sản".
2/Hành vi của B
"dùng cây búa chẻ củi lao vào chém 01 thành viên trong gia đình anh A, nhưng rất may thành viên đó đã kịp tránh né" thì tùy thuộc vào ý thức chủ quan của B (chỉ có ý định gây thương tích hay có ý định tước đoạt tính mạng) mà cấu thành tội "Cố ý gây thương tích" hoặc "Giết người".
Tuy nhiên hậu quả chưa xảy ra. Tức là A không thực hiện được tội phạm đến cùng vì nguyên nhân ngoài ý muốn của mình. Cụ thể ở đây là do bị những người khác khống chế tước hung khí. Nếu chứng minh được diều đó thì A phải chịu trách nhiệm hinh sự về tội phạm chưa đạt theo quy định tại Điều 18 BLHS. Việc quyết định hình phạt trong trường hợp này được quy định tại khoản 3 Điều 52 BLHS.
Trân trọng!
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!