Băng ghi âm trên chưa thể trở thành bằng chứng buộc tội trong trường hợp này được. Để trở thành chứng cứ thì nó phải được thu thập theo trình tự, thủ tục luật định và được các cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng để xác định có hay không có hành vi phạm tội.
Đối với băng ghi âm ghi hình này, khi gửi kèm theo nó thì cô A sẽ phải gửi kèm văn bản tường trình rõ tại sao có nó, có nó trong trường hợp nào? trên cơ sở đó, cơ quan tiến hành tố tụng có thể sử dụng, mang đi tiến hành giám định, thông qua các biện pháp nghiệp vụ để tiến hành thu thập chứng cứ.
BLHS quy định về tội nhận hối lộ và tội vu khống như sau:
"Điều 279. Tội nhận hối lộ
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
.......
Điều 122. Tội vu khống
1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Ông hiệu trưởng có thể kiện lại cô A về hành vi vu khống nếu như việc tố cáo của cô A là sai sự thật, nhằm xúc phạm danh dự của ông ta.
Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!