Chào Lệ Thu!
1/ Vậy là hành vi hiếp dâm, cả hai bị truy tố theo điểm c khoản 2 Điều 111 rồi, không phải bàn nữa nhé.
2/ Còn việc phân biệt điểm g và điểm e khoản 1 Điều 93 như cách BTDC đã nêu còn là tực tiễn xét xử dựa trên phương pháp lý luận về xác định tội phạm. Dựa vào văn phạm của điều khoản cũng có thể giúp ta phân biệt được chúng.
Ở điểm e, tội phạm liền trước đó bắt buộc phải là tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Không quy định động cơ, mục đích của việc giết người là gì; có liên quan đến tội phạm thực hiện trước đó hay ko.
Còn ở điểm g, ngay cụm từ "để che giấu" cũng đã nói lên tính liên quan của hai tội phạm rồi. Và nó không bắt buộc tội phạm muốn che giấu phải là tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Dưới đây là bảng so sánh, được coi như là cẩm nang để phân biệt hai trường hợp này trong hoạt động xét xử của Tòa án:
Điểm g khoản 1 Điều 93 | #ece9d8; width: 221.4pt; padding-top: 0cm; border-bottom: windowtext 1pt solid; background-color: transparent;" valign="top"> Điểm e khoản 1 Điều 93 |
#ece9d8; padding-left: 5.4pt; padding-bottom: 0cm; border-left: windowtext 1pt solid; width: 221.4pt; padding-top: 0cm; border-bottom: windowtext 1pt solid; background-color: transparent;" valign="top"> - Tội phạm mà người phạm tội thực hiện trước hoặc sau tội giết người có thể là tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng và cũng có thể là tội nghiêm trọng và tội ít nghiêm trọng - Về thời gian, tội phạm mà người phạm tội thực hiện trước hoặc sau tội giết người có thể xảy ra trước đó hoặc sau đó một thời gian ngắn, nhưng cũng có thể cách tội giết người một thời gian dài - Tội phạm mà người phạm tội thực hiện trước hoặc sau tội giết người có liên quan mật thiết đến tọi giết người (không giết người thì không thực hiện được tội phạm đó hoặc không che giấu được tội phạm đó). | #ece9d8; padding-left: 5.4pt; padding-bottom: 0cm; border-left: #ece9d8; width: 221.4pt; padding-top: 0cm; border-bottom: windowtext 1pt solid; background-color: transparent;" valign="top"> - Tội phạm mà người phạm tội thực hiện trước hoặc sau tội giết người chỉ có thể là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. - Tội phạm mà người phạm tội thực hiện phải xảy ra liền trước đó hoặc ngay sau đó, không có khoảng cách. - Tội phạm mà người phạm tội thực hiện trước hoặc sau tội giết người không liên quan đến tội giết người |
3/ Bạn có đề cập đến hai tình tiết "có tính chất côn đồ" và "vì động cơ để hèn". Khi thảo luận tình huống ở lần trước, BT cũng đã nghĩ đến các tình tiết này.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành một số văn bản hướng dẫn áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hình phạt cũng như định khung hình phạt. Nhưng chưa có một văn bản nào hướng dẫn hai tình tiết này. Mặt khác, để áp dụng được chúng thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, mà chỉ có thông qua hồ sơ vụ án mới có thể xác định được.
Về thực tiễn xét xử:
- Thông thường, hành vi phạm tội được coi là có tính chất côn đồ là trường hợp khi phạm tội, người phạm tội rõ ràng đã coi thường những quy tắc trong cuộc sống, có những hành vi ngang ngược, giết người vô cớ hoặc cố tinh sử dụng những nguyên cớ nhỏ nhặt để giết người
Tính chất côn đồ của hành vi phạm tội nói chung phụ thuộc vào các yếu tố như nhân thân người phạm tội và không gian, địa điểm nơi xảy ra tội phạm. Khi xem xét nhân thân người phạm tội không chỉ xem xét quá khứ của họ, mà phải xem xét cả tính cách, thái độ xử sự trong cuộc sống hành ngày của họ. Thực tiễn cho thấy không phải cứ người có nhân thân xấu thì khi phạm tội đều có tính chất côn đồ. Mà ngược lại, có những người nhân thân rất tốt nhưng khi phạm tội lại có tính chất côn đồ.
Bởi vậy, việc xác định trường hợp giết người có tính chất côn đồ không hề dễ dàng mà đòi hỏi phải xem xét mọt cách toàn diện, cần tránh sự chủ quan duy ý chí hay xem xét một cách phiến diện như chỉ nhấn mạnh đến nhân thân, chỉ nhấn mạnh đến địa điểm xảy ra vụ án hoặc chỉ nhấn mạnh đến hành vi cụ thể mà người phạm tội thực hiện. Mà cần phải xem xét toàn bộ các yếu tố đó trong trong một mố quan hệ chặt chẽ với nhau. Bên cạnh đó còn cần phải xem xét đên mối quan hệ giữa người phạm tội với nạn nhân, thái độ của người phạm tội khi gây án, nguyên nhân, động cơ, mục đích gây án…
- Đối với tình tiết "vì động cơ đê hèn" là trường hợp phạm tội với động cơ xấu xa, thấp hèn, đáng khinh bỉ, bất chấp danh dự, nhân phẩm, tư cách của một con người. Động cơ của người phạm tội manh ính hèn nhát, bội bạc, phản trắc, ích kỷ.
Việc xác định động cơ đê hèn của người phạm tội phải gắn liền hành vi phạm tội đã được thực hiện. Tính chất đê hèn không phải nằm ở hành vi phạm tội mà là ở động cơ phạm tội thuộc mặt chủ quan của cấu thành tội phạm. Do đó, cũng như trường hợp "có tính chất côn đồ, việc xác định động cơ đê hàn là rất khó. Nhất là trường hợp người phạm tội không chịu khai ra động cơ phạm tội đích thực của mình.
Thực tiễn xét xử coi những trường hợp sau là giết người vì động cơ đê hèn.
- Giết vợ hoặc giết chồng để được tự do lấy vợ hoặc chồng khác.
- Giết chồng để lấy vợ hoặc giết vợ để lấy chồng của nạn nhân.
- Giết người tình mà biết là họ đã có thai với mình để rũ bỏ, trốn tránh trách nhiệm làm cha.
- Giết chủ nợ để trốn nợ.
- Giết người để cướp của.
- Giết người là ân nhân của mình.
- Vì không giết được người mình muốn giết nên đã giết thân nhân của họ, mặc dù người bị giết không hề có mâu thuẫn gì với mình.
Quay trở lại với trường hợp của Hận và Cảnh, có thể thấy thật khó để áp dụng hai tình tiết trên với họ. Có chăng chỉ là tình tiết "có tính chất côn đồ". Còn tình tiết "vì động cơ đê hèn" thì gần như là không thể. Bởi nó không phù hợp với thực tiễn. Và quan trọng hơn, họ đã bị áp dụng tình tiết "giết người để che giấu tội phạm khác" vì động cơ giết người đích thực, rõ ràng của họ là "để che giấu tội phạm khác" mà không vì động cơ đê hèn. Mặt khác, đó cũng là một cách vận dụng linh hoạt nguyên tắc không làm xấu đi tình trạng của người phạm tội.
4/ Về hành vi lấy 150.000 đồng của Hận.
Quan điểm của BT vẫn khẳng định cả hai khôn phạm tội "Cướp tài sản". Việc khởi tố vụ án "Cướp tài sản" có thể vẫn được thực hiện vì cơ quan điều tra chỉ mới dựa vào những dấu hiệu ban đầu. Và cũng có thể chủ quan mà nghĩ rằng, cả hai có sử dụng vũ lực, có lấy tài sản nên đó là cướp tài sản.
Tuy nhiên, đi sâu vào phân tích cấu thành tội phạm thì hành vi đó không thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội "Cướp tài sản".
Cướp tài sản là "dùng vũ lực… nhằm chiếm đoạt tài sản".
Ngay văn phạm của điều luật đã chỉ ra rằng mục đích của người phạm tội phải là "nhằm chiếm đoạt tài sản".
Tội "Cướp tài sản" là tội phạm có cấu thành hình thức. Khi người phạm tội đã thực hiện một trong các hành vi được mô tả trong mặt khách quan của tội phạm thì tội phạm đã hoàn thành. Còn hậu quả của tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành.
Như vậy, ý thức chiếm đoạt tài sản của người phạm tội phải có trước khi thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc hành vi khác… Do đó, nếu có hành vi tấn công nhưng vì động cơ, mục đích khác chứ không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, nhưng trong quá trình thực hiện hành vi mới phát hiện có tài sản mà lấy luôn thì không thể cấu thành tội này.
Trong vụ án này thì: "Trong lúc cởi quần áo nạn nhân, Hận lấy luôn 150.000 đồng trong túi M". Rõ ràng hành vi của Hận là hành vi bột phát, không hề có trong ý định ban đầu. Cũng không phải trong lúc thực hiện hành vi tấn công, Hận phát hiện ra M có tiền nên tiếp tục tấn công để lấy số tiền đó. Vì vậy, hành vi của Hận không phải là cướp tài sản.
Còn đối với Cảnh thì như BT đã phân tích ở bài trước.
P/S: Để củng cố cho quan điểm này, BT giới thiệu để thuhau tìm đọc bài "Tội cướp và vấn đề xử thêm tội cướp" trong cuốn "Pháp luật, thực tiễn và án lệ" do NXB Đà Nẵng phát hành năm 1999 và bài "Phạm Văn Hiếu và Đặng Bá Hùng phạm tội gì?" trong cuốn "Thực tiễn xét xử và pháp luật hình sự" do NXB Đà Nẵng phát hành năm 2000. Đều của tác giả Đinh Văn Quế.
5/ Trong topic bạn có nêu: "Khi đất mới lấp được nửa người cô gái trẻ thì ông Hồ Văn T trước đó đang ngủ trong nhà nghe tiếng kêu thất thanh bên ngoài thì chiếu đèn pin vào làm Hận, Cảnh bỏ chạy".
Đúng là ở bài viết trước, BT bỏ sót mất tình tiết quan trọng này.
Tình tiết này có thể xảy ra 2 trường hợp, mà chỉ có quá trình điều tra mới có thể chứng minh làm rõ nó thuộc rường hợp nào. Đó là:
- Hận và Cảnh lúc đầu tưởng rằng M đã chết nên đào hố để chôn. Trong quá trình chôn thi phát hiện M vẫn còn sống (do M la lên) nhưng do lỡ rồi nên vẫn tiếp tục lấp đất để chôn sống M. Khi ông T chiếu đèn pin vào thì cả hai mới sợ bị lộ mà bỏ chạy.
- Khi đang chôn M thì nghe M la lên. Lúc M la thì cũng đồng thời với việc ông T chiếu đèn pin vào (tức là cùng thời điểm) nên cả hai bỏ chạy luôn.
Nếu kết quả điều tra cho ra trường hợp thứ nhất, thì cả hai chắc chắn bị áp dụng thêm tình tiết "thực hiện tội phạm một cách man rợ" theo điểm i khoản 1 Điều 93 BLHS.
Còn nếu cho ra kết quả thứ hai thì cả hai thoát cái tội "chôn sống".
Để chứng minh được các trường hợp trên thì như bạn nói, cần phải có lời khai của Hận và Cảnh. Ngoài ra còn cả lời khai của chị M, của ông T.
Trong đó, tính khách quan trong lời khai của ông T là hết sức quan trọng. Không biết là ông ấy nghe tiếng động rồi đi ra, bấm đèn thì cũng là lúc nghe tiếng la của M. Hay ông đang ngủ, nghe tiếng la rồi mới dậy đi ra bấm đèn. Nói chung, thông tin về thời gian từ lúc ông T nghe tiếng la đến lúc phát hiện ra Hận và Cảnh bỏ chạy, khoảng cách từ vị trí của Cảnh và Hận khi ông T phát hiện đến vị trí chôn M có thể đóng vai trò quyết định.
Còn thông tin bạn nêu trong topic cũng như vừa mới bổ sung chỉ mới là lời văn của nhà báo thôi, chưa phải là kết quả điều tra nên không khẳng định điều gì trước được.
Trân trọng!
Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 27/01/2011 01:36:42 AM
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!