Định giá tài sản tranh chấp

Chủ đề   RSS   
  • #50127 21/04/2010

    xuannamgl

    Male
    Mầm

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2008
    Tổng số bài viết (41)
    Số điểm: 735
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Định giá tài sản tranh chấp

    Cho mình hỏi như sau : nếu tranh chấp về tài sản thì trước khi xét xử toà thường định giá về tài sản đó nếu đương sự yêu cầu . Trường hợp Nguyên đơn khởi kiện đòi tài sản thì toà có định giá tài sản trước khi xét xử hay không ? mong các bạn chỉ giáo . xin cám ơn
    Cập nhật bởi anhdv352 ngày 06/03/2012 11:15:02 CH Cập nhật bởi Mai_Y_Nguyen ngày 19/05/2010 02:58:52 PM
     
    29060 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #50128   21/04/2010

    daivietluat2009
    daivietluat2009

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 205
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4 lần


    chào bạn xuannamgl
    Trong vụ án dân sự thì nghĩa vụ chứng minh va cung cấp chứng cứ thuộc về đương sự. Tòa án chỉ thu thập chứng cứ khi đương sự không thể tự mình thu thập và phải có yêu cầu. vì vậy trong trường hợp này thì bạn phải có đơn yêu cầu định giá tài sản.
    Lưu ý: Tòa án có thể tự mình định giá tài sản trong trường hợp các bên thỏa thuận mức giá thấp nhằm mục đích trốn thuế hoặc giảm mức đóng án phí.
    chào bạn va chúc thành công.
     
    Báo quản trị |  
  • #51693   11/05/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Rõ ràng câu hỏi ở đây là "Trường hợp Nguyên đơn khởi kiện đòi tài sản thì Toà có định giá tài sản trước khi xét xử hay không ?". Vì vậy câu trả lời cần tập trung vào vấn đề cụ thể là "Toà án có định giá tài sản trước khi xét xử hay không?" chứ không phải là đi vào phân tích "nghĩa vụ chứng minh và cung cấp chứng cứ" của đương sự. Như vậy sẽ làm cho người đặt câu hỏi không nhận được đầy đủ những thông tin mà họ đang cần giải đáp.
    Việc định giá tài sản được quy định tại điều 92 BLTTDS
    Điều 92. Định giá tài sản
    1. Toà án ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp trong các trường hợp sau đây:
    a) Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự.
    b) Các bên thỏa thuận theo mức giá thấp nhằm mục đích trón thuế hoặc giảm mức đóng án phí.
    2.  ..........
    3.  ..........
    4.  ..........
    Như vậy, trường hợp nguyên đơn khởi kiện đòi tài sản thì Toà án sẽ tiến hành định giá khi:
    - Một trong các đương sự hoặc tất cả đương sự (nguyên đơn; bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) có đơn yêu cầu định giá tài sản.
    - Như điểm b khoản 1 điều 92 nêu trên.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    Loc_Nguyen (23/06/2015)
  • #51701   12/05/2010

    andela
    andela

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/09/2009
    Tổng số bài viết (102)
    Số điểm: 600
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Nhưng nếu ra tòa rồi mà nguyên đơn yêu cầu định giá tài sản, bên bị đơn không chịu thì làm cách nào?
     
    Báo quản trị |  
  • #51711   12/05/2010
    Được đánh dấu trả lời

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào andela!
    Bạn có thể nêu rõ hơn câu hỏi của bạn không?
    "Nếu ra tòa rồi mà nguyên đơn yêu cầu định giá tài sản" nghĩa là thế nào? Có phải ý bạn muốn nói là khi đã mở phiên toà để xét xử vụ án thì nguyên đơn mới yêu cầu?
    "Bên bị đơn không chịu" nghĩa là thế nào? Bị đơn không đồng ý yêu cầu định giá hay có hành vi cản trở việc định giá của Hội đồng địn giá?
    Nếu có đầy đủ những thông tin trên, tôi sẽ tư vấn được chính xác cho bạn.
    Thân chào!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #51793   14/05/2010

    andela
    andela

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/09/2009
    Tổng số bài viết (102)
    Số điểm: 600
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Chào bạn BachThanhDC mình có gặp một trường hợp như thế này:
    Bên A(nguyên đơn) tranh chấp tài sản với bên B(bị đơn) (bên A là em ruột của bên B), năm 1997 bên A tranh chấp tài sản thừa kế hợp pháp của bên B (có giấy chủ quyền đất, hợp đồng cho tặng cho từng người con trong gia đình) nay bên A đã bán hết đất và hiện tại do đất lên giá nên bên A thưa kiện đòi phần đất của bên B.
    Sau 2 lần hòa giải không thành vì bên A không có giấy tờ chứng minh được phần đất của mình, nên phải ra tòa (phần này thì mình không nắm rõ cho lắm), lúc đầu bên A yêu cầu phải định giá 5.000m2 đất theo tranh chấp bên A đưa ra, bên B đồng ý và tòa án cho tiến hành định giá tài sản, sau đó vài ngày bên A lại đưa đơn đòi thẩm định giá khu đất thứ 2 của bên B, không có trong đơn thưa lần đầu,  bên B nhất quyết không chịu và từ đó đến nay vụ án đã được khép lại, đã hơn 13 năm nhưng tòa án vẫn chưa đưa ra xử.
    Vậy theo nguyên tắc bên B phải làm sao để hoàn tất vụ thưa kiện này, vì 13 năm nay vẫn là đất có tranh chấp không thể làm gì được hết và vì không hiểu luật pháp nên vụ việc mới bế tắc như vậy?
    Xin bạn tư vấn giúp.
    Thân chào!
     
    Báo quản trị |  
  • #51797   14/05/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào andela!
    Vụ án xảy ra từ năm 1997 (chưa có BLTTDS) nên việc giải quyết về mặt thủ tục được áp dụng theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Tuy nhiên Pháp lệnh này chỉ quy định việc định giá tài sản có tranh chấp là một trong những hoạt động điều tra của Toà án (điểm đ khoản 1 điều 38) mà không liệt kê cụ thể các trường hợp phải tiến hành định giá tài sản. Do vậy việc định giá tài sản được các Toà án địa phương tiến hành theo các công văn hướng dẫn nghiệp vụ của Toà án nhân dân Tối cao. Cụ thể như Kết luận của Chánh án TANDTC tại Hội nghị tổng kết công tác ngành Toà án năm 1995; Công văn số 36/1998/KHXX ngày 14/4/1998; mục 8, mục 9 phần IV Công văn số 16/1999/KHXX ngày 01/02/1999... Theo đó thì trong trường hợp bạn nêu, bên  phải là người nộp tiền tạm ứng chi phí định giá, còn nghĩa vụ nộp tiền chi phí định giá thuộc về bên nào thì tuỳ thuộc vào kết quả xét xử.
    Việc bên A đòi định giá khu đất thứ 2 của bên B là không có căn cứ. Bởi theo điểm đ khoản 1 điều 38 Pháp lệnh trên thì Toà án chỉ định giá tài sản có tranh chấp. Khu đất này không phải là tài sản tranh chấp trong vụ án theo đơn khởi kiện của bên A, không liên quan đến việc giải quyết vụ án nên Toà án sẽ không chấp nhận yêu cầu định giá, kể cả bên B đồng ý.
    Tôi cũng không thể hiểu được vì sao vụ án này lại bị chìm vào quên lãng đến 13 năm trời, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Chỉ có thể suy đoán theo hai hướng sau:
    - Thư nhất: vụ án đã được Tạm đình chỉ theo điểm b khoản 1 điều 45 Pháp lệnh (đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định tại điều 47 của Pháp lệnh này mà một trong các đương sự không thể có mặt vì bị ốm nặng hoặc có lý do chính đáng khác). Nhưng vì lý do nào đó mà toà án đã quên không gửi quyết định cho các bên, và cũng lãng quên luôn không tiếp tục tiến hành giải quyết vụ án khi lý do của việc tạm đình chỉ không còn (khoản 2 điều 45 Pháp lệnh).
    - Thứ hai: vụ án đã được đình chỉ theo khoản 2 hoặc khoản 3 điều 46 Pháp lệnh (người khởi kiện rút đơn khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng); hoặc bị đinh chỉ theo khoản 2, khoản 3 điều 36 Pháp lệnh (thời hiệu khởi kiện đã hết hoặc sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án). Và cũng vì lý do gì đó mà Toà án quên không gửi quyết định này cho các bên đương sự.
    Bản thân tôi thì nghiêng về thiên hướng Toà án đã ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án theo khoản 3 điều 36 Pháp lệnh.
    - Việc của bên B phải làm bây giờ là trực tiếp đến Toà án đã thụ lý giải quyết vụ án để  hỏi xem vụ án đã giải quyết như thế nào. Nếu Toà án đã ra một trong các quyết định như tôi đã nêu thì yêu cầu họ cung cấp cho mình quyết định đó.
     - Nếu đó là quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án thì mang nó nộp cho cơ quan có thẩm quyền để làm căn cứ thực hiện các quyền lợi của mình đối với khu đất.
    - Nếu đó là quyết định tạm đình chỉ thì làm đơn yêu cầu Toà án tiếp tục đưa vụ án ra giải quyết để đảm bảo quyền lợi cho mình.
    - Ngoài ra, nếu đúng như suy đoán của tôi, thì bên B có quyền làm đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra theo điều 620 BLDS nếu từ thời điểm đó đến nay, họ thường xuyên có khiếu nại, kiến nghị hoặc thắc mắc về việc giải quyết vụ án này. Còn nếu ngược lại thì bên B mất quyền khởi kiện này theo điều 607 BLDS.
    Hơi dài dòng bạn nhỉ? Nhưng hy vọng bạn hiểu được những vấn đề tôi nêu ra và có thể giúp ích được cho bạn và bên B.
    Thân ái!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #51804   15/05/2010

    andela
    andela

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/09/2009
    Tổng số bài viết (102)
    Số điểm: 600
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Mình sẽ xem xét lại từng trường hợp cụ thể để xem lại vụ việc một cách rõ ràng và hợp lý để giúp ích  cho bên B, nhưng trước tiên chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn của bạn.
    Thân ái!
     
    Báo quản trị |  
  • #59066   30/08/2010

    Hoang_My
    Hoang_My

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2009
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có điều cần bác BachThanhDC chỉ giúp.
    Bên A và B cùng đứng tên trong GCN QSDĐ. Nguồn gốc đất là của A. Do B tự kê khai và được cấp GCN. Sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện sai sót nên đã ra QĐ thu hồi GCN mang tên A & B để cấp lại cho A. Bên B không những không nộp lại GCN đã không còn hiệu lực mà dùng giấy đó khởi kiện ra toà đòi chia. Bên A đã cung cấp toàn bộ chứng cứ là QĐ thu hồi và QĐ huỷ GCN đã có hiệu lực cho toà đồng thời yêu cầu không được chia, song toà vẫn ra quyết định định giá. Như vậy bên A phải làm thế nào. Bác BachThanhDC chỉ giùm.
    Xin cảm ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #59072   30/08/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào Hoang_My!
    Vậy chắc bạn là bên A rồi. 
    Toà án ra quyết định định giá là đúng thôi. Nếu những thông tin bạn đưa ra là chính xác thì chắc chắn Toà phải xử bác yêu cầu khởi kiện của B rồi. Và việc định giá trong trường hợp này chỉ có ý nghĩa để làm căn cứ tính số tiền án phí mà B phải chịu thôi, nó không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của bạn đâu, kể cả chi phí định giá cũng do B phải chịu. Bởi vậy bạn chẳng cần phải làm gì cả ngoài việc chứng kiến việc định giá. Kể cả mức giá mà Hội đồng định giá quyết định bạn cũng chẳng cần phải quan tâm luôn.
    Thân!
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 30/08/2010 09:39:00 AM Bổ sung

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    Loc_Nguyen (23/06/2015)
  • #59094   30/08/2010

    Hoang_My
    Hoang_My

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2009
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn bác BachThanhDC, nhưng nếu như vậy thì sau sơ thẩm bên B có quyền kháng cáo... và không biết thời gian kéo bao lâu. Còn nếu không thụ lý ngay từ đầu thì khỏi kháng cáo phải không bác.
    Nói vui mà cũng là thật, em đang ở HN, bỗng dưng một ngày đẹp trời em vào Nghệ An quê bác, em khởi kiện đòi chia đất của bác với vài chứng cứ không có trọng lượng ví như là " bác có hứa cho em..." thế là toà ra QĐ định giá. Tất nhiên em chịu tiền, song đất của bác tự nhiên bị lôi ra xử hết sơ thẩm rồi phúc thẩm. Bác có tuyệt chiêu gì không cứu em với. Em hiểu là phải bác trước khi xử thì mới đúng phải không bác.
    Em cảm ơn nhiều.
     
    Cập nhật bởi Hoang_My ngày 30/08/2010 01:25:33 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #59100   30/08/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Đúng rồi! Khi làm đơn khởi kiện yêu cầu toà án giải quyết bất cứ một việc gì, người khởi kiện cũng phải nộp kềm theo dơn kiện những tài liệu, chứng cứ dể chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ và hợp pháp. Nếu không xuất trình được các tài liệu, chứng cứ đó thì Toà án sẽ trả lại đơn kiện với lý do "chưa đủ điều kiện khởi kiện". Toà án chỉ ra quyết định định giá ài sản sau khi đã thụ lý vụ án chứ không phải là "với vài chứng cứ không có trọng lượng" như bạn nghĩ đâu. Bởi để đánh giá một chứng cứ có trọng lượng hay không phải thông qua việc xem xét trên cơ sở quy định của pháp luật chứ không chỉ dựa trên sự trình bày đơn giản của người cung cấp chứng cứ.
    Với trường hợp cụ thể của bạn, chắc bạn đang "ấm ức" về việc Toà án thụ lý vụ án thiếu căn cứ, và lẽ ra ngay từ đầu Toà án phải trả đơn cho B chứ gì?
    Không phải vậy đâu bạn. Chắc chắn khi khởi kiện, cái nhà B kia đã cung cấp cho Toà án cái GCNQSD đất cũ kia. Và đó chính là căn cứ khởi kiện buộc Toà án phải thụ lý để giải quyết. Bởi xem xét về mặt hình thức cũng như nội dung pháp lý chứa trong GCN thì rõ ràng yêu cầu của B là có căn cứ. Khi nhận đơn khởi kiện, Toà án không thể biết được cái GCN đó không còn giá trị nữa vì đã có quyết định thu hồi.  Mặt khác, Toà án cũng chỉ được quyền áp dụng các biện pháp thu thập, xác minh chứng cứ cũng như thông báo cho bạn biết về việc B khởi kiện (thông báo thụ lý) sau khi đã thụ lý vụ án. Còn khi chưa thụ lý, họ không có quyền làm việc với văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc triệu tập bạn để xác định về giá trị pháp lý của GCN mà B đã cung cấp.
    Đơn giản vậy thôi bạn. Người ta nói "vô phúc phải đáo tụng đình". Tôi không có ý nói bạn vô phúc nhưng quả thật tự dưng cái việc "trời ơi đất hỡi" ở đâu mang đến cho bạn là mất ăn, mất ngủ, mất cả thời gian, công việc nhưng biết làm sao được. Âu cũng là cái số mình nó đen và cũng là để biết lòng dạ người ta thế nào.
    Chúc bạn sớm "tai qua, nạn khỏi"!
    P/S: Hic!!! Nếu bạn có ý định đòi... chia đất với tôi thì đừng vào Nghệ An dịp này nhé. Dịp này vừa bị bão số 3 đổ bộ, lại vừa chịu ảnh hưởng của đợt áp thấp nhiệt đới nên trời chẳng đẹp tý nào đâu!!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #307216   17/01/2014

    basonb
    basonb

    Sơ sinh

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2014
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Xin chào các bạn, mình đang gặp trường hợp thế này:

    Bên A, bán cho bên B một lô đất, nhưng ở hai hợp đồng chuyển nhượng: Một viết tay có chữ ký của cả vợ chồng (không có sự đồng ý của các thành viên trong gia đìh); một hợp đồng theo mẫu, nhưng không có chữ ký của người chồng và các thành viên trong gia đình (đất cấp cho hộ gia đình), không có sự ủy quyền của chồng và các thành viên trên 18 tuổi, nhưng UBND xã vẫn chứng thực.

    Và tòa căn cứ vào hợp đồng này để thụ lý vụ án đúng hay sai. Hơn nữa, thời điểm bên Ba mua đất, các thành viên trong gia đình đã phản đối, nhưng bên B vẫn mua thì tính sao ?

    Thứ 2, trong hợp đồng có ghi lô chính, lô phụ. Và cả 2 hợp đồng đều mâu thuẫn về diện tích. Tuy nhiên, khi tòa án tiến hành thẩm định giá thì tính toàn bộ khu đất mà bên B sau khi mua đã xây tường rào. (Khi xây tường rào, bên A phát hiện bên B lấn đất đã yêu cầu đình chỉ xây dựng).

    Nay Tòa án định giá cả phần đất lấn chiếm, cả tường rào thì có đúng không ? Tòa án quên không định giá phần tài sản của bên A còn lại trên đất là móng nhà bê tông,... có vi phạm không ?

     
    Báo quản trị |  
  • #389123   24/06/2015

    Anlhk33-DLU
    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 338 lần


    basonb viết:

    Xin chào các bạn, mình đang gặp trường hợp thế này:

    Bên A, bán cho bên B một lô đất, nhưng ở hai hợp đồng chuyển nhượng: Một viết tay có chữ ký của cả vợ chồng (không có sự đồng ý của các thành viên trong gia đìh); một hợp đồng theo mẫu, nhưng không có chữ ký của người chồng và các thành viên trong gia đình (đất cấp cho hộ gia đình), không có sự ủy quyền của chồng và các thành viên trên 18 tuổi, nhưng UBND xã vẫn chứng thực.

    Và tòa căn cứ vào hợp đồng này để thụ lý vụ án đúng hay sai. Hơn nữa, thời điểm bên Ba mua đất, các thành viên trong gia đình đã phản đối, nhưng bên B vẫn mua thì tính sao ?

    Thứ 2, trong hợp đồng có ghi lô chính, lô phụ. Và cả 2 hợp đồng đều mâu thuẫn về diện tích. Tuy nhiên, khi tòa án tiến hành thẩm định giá thì tính toàn bộ khu đất mà bên B sau khi mua đã xây tường rào. (Khi xây tường rào, bên A phát hiện bên B lấn đất đã yêu cầu đình chỉ xây dựng).

    Nay Tòa án định giá cả phần đất lấn chiếm, cả tường rào thì có đúng không ? Tòa án quên không định giá phần tài sản của bên A còn lại trên đất là móng nhà bê tông,... có vi phạm không ?

    Một trong các bên khởi kiện ra toà án có toà án có thẩm quyền và toà căn cứ vào hợp đồng để thụ lý vụ án là có căn cứ cơ sở. Bản thân B mua thì khi xảy ra tranh chấp thì B chịu mọi hậu quả pháp lý chứ tính sao nữa

    Toà định giá cả phần đất lấn chiếm là để xác định án phí sau này.

    Thân

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |  
  • #389053   23/06/2015

    Loc_Nguyen
    Loc_Nguyen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    em chào anh BachThanhDC mến, 

    Trường hợp  của em xin được sơ lượt như sau:

    - Ba em sau khi mất 2 năm (2013) có đơn kiện vào năm 2014 cho rằng ba em có vay nợ họ 400 triệu đồng, và theo như em được biết là trong căn cứ họ đã nộp cho tòa là có bản hợp đồng vay tiền, nhưng em không biết là có bản gốc hay không, em đã nhìn thấy hợp đồng này là bản photo có 3 trang và trong đó có phần công chứng của cơ quan chính quyền. (Cũng chỉ là bản photo). EM vẫn chưa xác điịnh chính xác là có bản gốc hay không?
    Vậy, em có quyền yêu cầu tòa cho xác nhận có bản  gôc hợp đồng này hay không? Và em cần phải làm gì để có thể được yêu cầu Tòa cho phép.
    Thứ 2, trong quá trình từ năm ngoái đến nay, họ đến nhà em mục đích là để thẩm định giá tài sản mà họ cho rằng đó ngôi nhà mà chủ sở hữu là ba em. Vậy cho em hỏi là, Tòa chưa mở phiên xét xử và chưa có kết luận chính quy về viêc ba em có vay nợ của  họ không (chưa chứng thực được trọng lượng của hợp đồng, chỉ mới biết là có bản photo và giáp lai của công chứng có vấn đề qua bản photo này) như thế họ có được quyền thực hiện thẩm định giá tài sản là ngôi nhà này không? Nói nom na là chưa ra Tòa mà họ đã đến thẩm định giá ngôi nhà em đang nói rồi. Vậy có hợp lý không ak?
    THứ 3, em xin trình bày về nguồn gốc của ngôi nhà này, đó là phần tài sản mà ba mẹ em đã cùng mua vào năm 1994, hợp đồng mua bán chỉ là giấy viết tay, k có xác nhận của chính quyền, cho đến năm 2010, ba mẹ em ly hôn, và tài sản là tự chia, hiểu nom na là phần đất ba mẹ cùng mua được chia 2, và sau đó mẹ em là GCN quyền sử dụng đất ở phần đất của mẹ, còn ba em thì chưa có làm giấy tờ gì rõ ràng cả. Vậy, họ có thể kết luận đất này là của ba em hay không?

    Em rất mong nhận được lời chia sẻ từ anh, vì bây giờ em hoang mang quá. 

    Chân thành cảm ơn anh nhiều!
     

     
    Báo quản trị |  
  • #389136   24/06/2015

    Anlhk33-DLU
    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 338 lần


    Chào bạn

    1. Bạn tham gia tố tụng với tư cách là người thế kế quyền và nghĩa vụ của ba bạn

    Kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết), người thừa kế có quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, đồng thời phải chịu những nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại. Nghĩa vụ tài sản do người chết để lại nói tại Điều 640 Bộ Luật Dân sự là những nghĩa vụ tài sản mà người để lại di sản đáng lẽ phải thực hiện khi còn sống, nhưng chưa thực hiện được thì người đó đã chết. Vì vậy những nghĩa vụ này được chuyển sang cho người thừa kế. 

    Như vậy, sau khi ba bạn mất thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất phải cùng liên đới thực hiện nghĩa vụ do việc ba bạn vay tiền của người khác. Bạn sẽ tham gia với tư cách là người thừa kế nghĩa vụ của ba bạn. Bạn có quyền sao chụp toàn bộ, hồ sơ nội dung vụ án để xác định giấy vay tiền đó gốc hay là không phải. Trong trường hợp bạn không đồng ý với giấy vay mượn đó thì bạn yêu cầu toà án trưng cầu giám định chữ ký, nội dung.

    2. Kể từ thời điểm toà án thụ lý vụ án thì một trong hai bên có quyền yêu cầu toà án thẩm định giá tài sản theo quy định tại điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự. Việc thẩm định này làm căn cứ để giải quyết vụ án như phân chia tài sản, án phí..

    3. Theo như thông tin bạn đưa ra thì thửa đất này có nguồn gốc của bố mẹ bạn mua. Tuy nhiên hiện nay mẹ bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - nghĩa là sau khi ba bạn mất thì đã tiến hành khai nhận di sản thừa kế. Nếu đã khai nhận di sản thừa kế thì những đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất đã được chia kỷ phần thừa kế. Như vậy, đây được xem là đất của Bố mẹ bạn. 

    Trên đây là một vài tư vấn sơ bộ ban đầu trên cơ sở thông tin cung cấp của bạn. Nếu để được tư vấn rõ hơn thì bạn có thể gọi điện trực tiếp, tôi sẽ tư vấn cụ thể cho bạn. Vì nhiều thông tin tôi đang cần phải hỏi bạn.

    Trân trọng!

     

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Anlhk33-DLU vì bài viết hữu ích
    Loc_Nguyen (24/06/2015)
  • #389351   25/06/2015

    Anlhk33-DLU
    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 338 lần


    Chào bạn

    1. Việc tiến hành giám định

    Sau khi toà thụ lý và giải quyết vụ án thì một trong các bên có quyền yêu cầu thẩm định giá tài sản. Việc thẩm định tại chỗ và đinh giá tài sản phải có sự tham gia của Hội đồng định giá như: Đại diện của phòng tài nguyên môi trường, đại diện phòng kinh tế huyện, thành phố

    Đại diện toà án: Thẩm phán, thư ký toà án

    Đại diện viện kiểm sát: Kiểm sát viên

    Đại diện của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan

    Như vậy, toà sẽ tiến hành định giá hợp lệ khi có một trong các yêu cầu các bên.

    2. Anh trai bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Anh bạn có quyền sao chụp hồ sơ tài liệu vụ án. Tuy nhiên, theo tôi những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất uỷ quyền cho một người trong hàng thừa kế để tham gia tố tụng.

    3. Hợp đồng vay nợ: Bởi vì tôi không thấy được hợp đồng đó nên tôi không thể bằng nhãn quan phán xét hợp đồng đó có điều gì bất thường hay không. Vì thế bạn có thể chụp hình rồi gửi cho mọi người trong diễn đàn để xem xét tư vấn. Nếu bí mật thì bạn gửi qua tin nhắn. Mặt khác như tôi đã tư vấn ở trên thì nếu bạn không đồng ý với bản hợp đồng đó thì bạn yêu cầu toà án trưng cầu giám định. Việc giám định chữ ký được thực hiện theo Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg ngày 07/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 09/2010/TTLT-BTP-BTC-BNV ngày 04/5/2010 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 74. Đối với những vụ việc đơn giản, chi phí bồi dưỡng giám định là 60.000đ/người giám định/ngày giám định (sáu mươi nghìn đồng). Cơ quan tiến hành giám định theo Luật giám định tư pháp 2012 là  Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế;Trung tâm pháp y cấp tỉnh; Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng; Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an.

    4. Tôi đã nhầm lẫn thông tin khi bạn đưa ra ở trên. Mẹ bạn đã ly hôn với bố bạn và thửa đất được chia đôi. Hiện nay, mẹ bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn thửa đất của bố bạn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Như vậy, theo kinh nghiệm của tôi thì thửa đất mà bố bạn chưa được chia đã có tên trong sổ mục kê, sổ địa chính. Đây là căn cứ để xác định thửa đất đó của bố bạn. 

    5. Giả sử trường hợp - hợp đồng là có căn cứ hợp pháp thì sau khi định giá tài sản nếu giá trị tài sản bằng số tiền nợ thì nguyên đơn sẽ được sử dụng quyền sử dụng đất đó. Nếu giá trị tài sản vượt quá thì họ sẽ có nghĩa vụ thanh toán số tiền vượt đó và ngược lại. Số tiền vượt qua đó sẽ chia đều cho người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. 

    Nếu bạn muốn hỏi chi tiết thì sđt của tôi đã có ở dưới.

    Trân trọng!

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |